Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023? Bộ Xây dựng được giao soạn thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi)?

Bảng phân công cơ quan trình, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra các dự án thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và các dự án được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 được quy định như thế nào?

Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về văn bản quy phạm pháp luật như sau:

“Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.”
Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (được bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020) quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

– Hiến pháp.

– Điều ước quốc tế

– Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

– Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

– Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

– Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

– Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

– Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cơ quan nào chủ trì soạn thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi)?
Căn cứ theo quy định tại Bảng phân công ban hành kèm theo Nghị quyết 530/NQ-UBTVQH15 năm 2022 quy định phân công cơ quan trình, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra các dự án thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 như sau:

Như vậy, trên đây là bảng phân công cơ quan trình, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra các dự án thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và các dự án được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 mà bạn có thể quan tâm.

LƯU Ý:
– Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
– Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc

TƯ VẤN LUẬT TAM NGUYÊN
LIÊN HỆ: 094.6459.111
EMAIL:
tuvanluattamnguyen@gmail.com