Trên địa bàn TP.Đà Nẵng, cộng đồng người Cơ Tu sinh sống chủ yếu tại các thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc) và thôn Phú Túc (xã Hòa Phú). Trong đó, 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí có hơn 250 hộ dân Cơ Tu sinh sống.

Nhà Gươl tại 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang) là địa điểm phục vụ cho nhu cầu du khách tham quan, thưởng thức các loại hình văn hóa truyền thống, trưng bày các sản phẩm nghề truyền thống Cơ Tu quan trọng nhất trong các dịp lễ, tết…

Đối với người đồng bào Cơ Tu, nhà Gươl là ngôi nhà chung của bản làng, nơi đây không chỉ là không gian sống động linh thiêng, mà còn được xem là linh hồn của làng. Ở đó, người ta thấy rõ tài năng của các nghệ nhân dân gian và những giá trị văn hóa đa chiều của người Cơ Tu. Gươl là nơi thờ các vị thần linh dân gian, ông bà, tổ tiên của người Cơ Tu. Nhà Gươl là nơi lưu giữ những báu vật, của cải chung, nơi hội họp, lễ tục, biểu diễn các loại hình nghệ thuật, các trò chơi dân gian.

Theo Già làng ALăng Mỹ (64 tuổi, trú thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc), người Cơ Tu quan niệm nhà Gươl là chốn linh thiêng nơi cư ngụ của thần linh, ông bà, tổ tiên. Trong Gươl, mọi người không được đánh cãi nhau mà luôn đoàn kết đùm bọc thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau vì sự tồn tại và phát triển giống nòi. Trên mái nhà Gươl, phía hai đầu hồi có gắn tượng gà trống, tượng trưng cho loài vật đánh thức con người mỗi sớm mai. Mái nhà được lợp bằng lá nón hoặc lá mây.

tour.vn | Klook – Du lịch & Booking | Gotadi – Booking | Traveloka – Booking
Best Price For Traveler | VietJets Air Booking | Vietnam Airlines Booking

Nhà Gươl được xây theo kiểu nhà sàn, có 1 cột cái (cột bố) ở chính giữa và 8 cột con ở xung quanh, kết nối với nhau tạo thành hệ thống vững chắc. Cột cái đóng vai trò rất quan trọng, tượng trưng cho sóng lưng của già làng. Cột càng đẹp và to cao, càng thể hiện uy quyền của già làng và sức mạnh của làng đó. Nhà Gươl hiện nay thay cột gỗ bằng cột bê tông và sơn giả gỗ. Người Cơ Tu quan niệm chim tring là sứ giả của Thần lúa, chỉ điểm cho họ tìm đất mới để canh tác, lập làng. Vì thế, trên thân cột cái có điêu khắc tượng hình đôi chim tring và gà trống, để thể hiện cái đẹp, sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên, mong muốn phồn thực và cuộc sống hạnh phúc.

Trên các xà ngang có trang trí những họa tiết, hoa văn, hình ảnh sinh hoạt đời thường của cộng đồng như: chàng trai săn bắn, thiếu nữ múa tung tung da dá, múa cồng chiêng, giã gạo… giúp tô điểm nội thất ngôi nhà, thể hiện nét văn hoá đặc trưng của người Cơ Tu. Đặc biệt, người Cơ Tu ngày xưa khi đi săn bắn thú rừng, sẽ mang sọ thú vật hoặc sọ trâu sau lễ tế về treo ở các vách, cột, xà ở nhà Gươl. Bên trong nhà Gươl là nơi thờ các vị thần linh theo tín ngưỡng dân gian Cơ Tu, với mong cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, dân làng gặp nhiều may mắn. Đặc biệt, người Cơ Tu ngày xưa khi đi săn bắn thú rừng, sẽ mang sọ thú vật hoặc sọ trâu sau lễ tế về treo ở các vách, cột, xà ở nhà Gươl.

Bên trong nhà Gươl là nơi thờ các vị thần linh theo tín ngưỡng dân gian Cơ Tu, với mong cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, dân làng gặp nhiều may mắn. Cũng ngay giữa thân cột, đồng bào khắc chạm hình cái cối nằm đối xứng trên dưới. Đây là hình ảnh vừa mang biểu tượng của sự no ấm vừa mang ý nghĩa phồn thực. Trong đó, bộ phận quan trọng nhất là gương, được gắn đối xứng hai tấm gỗ mỏng có khắc hoạ tượng đôi chim tring, gà trống. Tượng trưng cho hai cánh tay của người phụ nữ Cơ Tu đang múa điệu tung tung da dá, dâng lên Thần lúa, Thần trời những gì họ làm ra. Những tác phẩm điêu khắc cùng nền văn hóa lâu đời được lưu giữ trong ngôi nhà của cộng đồng, đã làm cho nhà Gươl trở thành một hình ảnh thân thuộc, gần gũi và là niềm tự hào của người Cơ Tu. Giúp cho các thế hệ con em dân tộc mai sau hiểu biết, kế thừa những giá trị văn hoá vật chất tinh thần của dân tộc mình.

Ý NGHĨA VŨ ĐIỆU “TUNG TUNG DA ZÁ” CỦA NGƯỜI CƠ TU

Vũ điệu “Tung tung da zá” hay còn gọi (vũ điệu dâng trời) bao đời nay gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người Cơ –TU. Không một người Cơ Tu nào dù ở Quảng Nam , Đà Nẵng hay Thừa Thiên Huế xa lạ với điệu múa này. Động tác trong vũ điệu Tung tung da zá mô phỏng cuộc sống lao động , sinh hoạt hằng ngày của người Cơ-tu như hái lúa, bắt cá, săn thú , các lễ hội vv…. Vũ điệu “Tung tung da zá” thường được biểu diễn trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, vào những dịp lễ hội , đâm Trâu, mừng lúa mới, dựng làng, dựng nhà Gươil lễ kết nghĩa giữa các buôn làng,….như một cách để người Cơ –tu kết nối với vũ trụ, tổ tiên, ông bà và các vị thần, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với những người khai hoang, lập ra buôn làng. “Tung tung” là điệu múa của người đàn ông con trai,có ý nghĩa là vươn cao, mạnh mẽ, vững chãi,hùng dũng, thể hiện khát vọng chinh phục vũ trụ, mong muốn con người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Còn “Da zá” là điệu múa của phụ nữ, con gái có nghĩa là thẳng, nhịp đều mang ý nghĩa mang khát vọng tâm linh là đón đợi nhớ ơn trời đất, trung thành, thủy chung, kính trên nhường dưới.

Trong không gian bao la của núi rừng, cùng với âm thanh cồng chiêng và các loại nhạc cụ truyền thống khác, vũ điệu “ Tung tung da zá” như một lời cầu nguyện của người Cơ – Tu gởi tới đấng thần linh và tổ tiên.

Bản quyền hình ảnh thuộc về: Câu lạc bộ nhiếp ảnh TP. Đà Nẵng

Theo Nguồn: Danangfantasticity

tour.vn | Klook – Du lịch & Booking | Gotadi – Booking | Traveloka – Booking
Best Price For Traveler | VietJets Air Booking | Vietnam Airlines Booking

BOOKING FLY WITH VIETJET AIR

BOOKING FLY WITH VIETNAM AIRLINES