Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2023: Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với phát triển thị trường lao động, vốn, bất động sản?

Cho tôi hỏi trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 phải đáp ứng các yêu cầu về việc đánh giá và xây dựng kế hoạch như thế nào? Các nội dung cần đánh giá là gì?

Yêu cầu đối với đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023?
Căn cứ điểm 1 tiểu mục I Mục A Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2022 quy định yêu cầu đối với đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022 như sau:

– Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển theo các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ , các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ và Hội đồng nhân dân các cấp (đối với các địa phương) về phát triển kinh tế xã hội năm 2022.

– Bảo đảm tính khách quan, trung thực, sát thực tiễn, có so sánh với kết quả thực hiện của năm 2021; nêu rõ những kết quả đạt được (đặc biệt nêu rõ thành tựu nổi bật của năm 2022), khó khăn, hạn chế; phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém; chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với những hạn chế, yếu kém và đề ra bài học kinh nghiệm.

Yêu cầu đối với xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023?
Căn cứ điểm 2 tiểu mục I Mục A Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2022 quy định yêu cầu đối với xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 như sau:

– Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022; dự báo tình hình trong nước, khu vực, thế giới có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Mục tiêu phát triển của kế hoạch năm 2023 phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thể hiện sự quyết liệt, phấn đấu đạt được mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030, thực hiện thành công Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

– Kế hoạch của các ngành, lĩnh vực và các cấp địa phương phải phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, phấn đấu đạt được mục tiêu theo chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế xã hội của địa phương (đối với các địa phương);

– Phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương; bám sát những dự báo, đánh giá tình hình và bối cảnh trong nước và quốc tế trong giai đoạn tới;

Đảm bảo kế thừa những thành quả đã đạt được, có đổi mới và tiếp thu, tiếp cận xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển KTXH.

Các mục tiêu, định hướng phải nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng thực hiện của các ngành, các cấp, các địa phương, gắn với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển KTXH và kếhoạch đầu tư công.

– Việc đề xuất các chỉ tiêu theo ngành, lĩnh vực phụ trách:

+ Phải thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; trường hợp chỉ tiêu đề xuất không thuộc hệthống chỉ tiêu thống kê quốc gia phải đảm bảo tính chính xác, đồng bộ và thống nhất về thông tin, số liệu thống kê trên phạm vi cả nước, phục vụ tốt công tác theo dõi, đánh giá và xây dựng kế hoạch;

+ Bảo đảm khả năng thu thập thông tin, theo dõi liên tục, đánh giá định kỳ; không đề xuất các chỉ tiêu chuyên ngành, phức tạp, chủ yếu phục vụ mục đích nghiên cứu;

+ Bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, có khảnăng so sánh với dữ liệu quá khứ;

+ Bảo đảm tính gắn kết chặt chẽ và phản ánh trực tiếp tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu;

+ Phù hợp với thông lệ.

– Các nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện, hoàn thành (lượng hóa tối đa các kết quả dự kiến hoàn thành, đạt được trong năm 2023 như: số km đường cao tốc, đường ven biển, đường liên vùng,…;

Số công trình thủy lợi, hồ chứa nước và ngăn mặn; văn bản quy phạm pháp luật được rà soát, xây dựng, hoàn chỉnh; thủ tục hành chính được rút gọn; biên chế được tinh giản; bộ máy được sắp xếp lại; thanh tra, kiểm tra xử lý tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;…); cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp; cá thể hóa trách nhiệm.

Nội dung đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023: Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với phát triển thị trường lao động, vốn, bất động sản?
Căn cứ điểm 1 tiểu mục II Mục A Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2022 quy định các nội dung đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022 như sau:

– Các bộ, cơ quan trung ương đánh giá theo các nhiệm vụ được giao tại Kết luận số 20-KL/TW ngày 16/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Nghị quyết số 32/2021/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 và các nghị quyết khác của Chính phủ về phát triển KTXH năm 2022;

– Báo cáo đầy đủ việc thực hiện các chỉ tiêu đã được giao tại các Nghị quyết nêu trên theo mẫu tại Phụ lục kèm theo. Trong đó, tập trung đánh giá một số vấn đề trọng tâm sau:

+ Thực hiện Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH.

+ Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật, những đóng góp của thể chế vào phát triển KTXH.

+ Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển các thị trường lao động, vốn, bất động sản; tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

+ Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trong đó tập trung vào các công trình hạ tầng giao thông quan trọng như Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020;

Dự án xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ; Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; một số tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;… các dự án hạ tầng nền tảng số quốc gia dùng chung; hạ tầng đô thị các khu kinh tế ven biển; hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; hạ tầng thương mại.

+ Chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo.

+ Phát triển liên kết vùng, khu kinh tế, đô thị, kinh tế đô thị.

+ Lập, phê duyệt và triển khai các quy hoạch.

+ Phân bổ, giao kế hoạch và thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công.

+ Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam; thực hiện các chính sách xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên; bảo vệ môi trường; phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong đó làm rõ về xây dựng, hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập, hồ chứa nước; thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

+ Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

+ Công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; thông tin, tuyên truyền, dân vận, tạo đồng thuận xã hội.

– Các địa phương đánh giá theo các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về Kế hoạch phát triển KTXH năm 2022.

Theo đó sẽ thực hiện các nội dung như trên để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023, trong đó nổi bật là cơ cấu lại nền kinh tế gắn với phát triển thị trường lao động, vốn, bất động sản.

LƯU Ý:
– Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
– Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc

TƯ VẤN LUẬT TAM NGUYÊN
LIÊN HỆ: 094.6459.111
EMAIL:
[email protected]