Việc mở thừa kế để phân chia di sản thừa kế được thực hiện trong thời điểm nào? Thời hiệu chia di sản thừa kế đối với bất động sản là bao lâu?

Temu Shop

Tôi có thắc mắc liên quan đến việc chia di sản thừa kế. Cụ thể ông bà cố tôi mất khoảng gần 50 năm. Bây giờ, các bà là em của ông tôi làm đơn đòi chia tài sản là mảnh đất hương hỏa hiện ông bà tôi đang sinh sống. Vậy cho các bà của tôi có thể yêu cầu chia di sản thừa kế được không?

Việc mở thừa kế để phân chia di sản thừa kế được thực hiện trong thời điểm nào?
Căn cứ Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm, địa điểm mở thừa kế như sau:

Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Theo đó, việc mở thừa kế để phân chia di sản thừa kế được thực hiện tại thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày Tòa án xác định người này chết.

Người quản lý di sản thừa kế được xác định thế nào?
Theo Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người quản lý di sản như sau:

Người quản lý di sản
1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Theo đó, người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

Thời hiệu chia di sản thừa kế đối với bất động sản là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hiệu thừa kế như sau:

Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.

Và hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 623 nêu trên.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Đối với trường hợp của bạn, thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm theo Bộ luật Dân sự 2015 hiện hành đang áp dụng, còn trước đó, thời hiệu chia di sản thừa kế chỉ là 10 năm theo Bộ luật Dân sự 1995 và Bộ luật Dân sự 2005.

Do đó, đến thời điểm hiện tại đã quá thời hiệu chia di sản thừa kế thì về nguyên tắc, các bà là em của ông bạn không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế nữa.

LƯU Ý:
– Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
– Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc

TƯ VẤN LUẬT TAM NGUYÊN
LIÊN HỆ: 094.6459.111
EMAIL:
[email protected]