Sổ hồng riêng:

Sổ hồng riêng hay còn được biết tới là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất. Đây là loại giấy tờ được cấp bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên và được nhà nước công nhận quyền sở hữu riêng với các tài sản nhà đất. Khi sở hữu giấy chứng nhận này, chủ sở hữu đất sẽ có quyền quyết định hoàn toàn với tài sản nhà đất của mình.

– Chủ sở hữu: Với sổ hồng riêng thì chủ sở hữu sẽ là 1 hay 2 người trở lên có quan hệ nhân thân cùng đứng tên trên sổ.

– Điều kiện cấp: Điều kiện để được cấp lại sổ hồng riêng này là phụ thuộc vào những tiêu chí như một hoặc hai người trở lên có quan hệ nhân thân và diện tích mảnh đất phải đủ điều kiện theo quy định của luật đất đai dựa trên từng vùng miền và từng khu vực.

– Nội dung: Một điểm khác biệt nữa là về mặt nội dung. Ở sổ hồng riêng, chỉ một người được đứng tên và ghi thông tin trên bìa sổ. Và hình thức sử dụng là “sử dụng riêng” cũng được ghi rõ ở trang 2.

– Về mặt pháp lý: Việc thực hiện các công việc liên quan đến pháp lý của sổ hồng riêng sẽ cần ít giấy tờ hành chính và cũng dễ giải quyết hơn so với sổ hồng chung. Vì đất sổ hồng riêng được thi công xây dựng trên nền đất thổ cư riêng biệt, có giấy phép xây dựng, hoàn thành rõ ràng. Nếu chủ sở hữu muốn công chứng các loại văn bản liên quan đến sổ hồng riêng, chỉ cần lên văn phòng công chứng nhà nước hoặc UBND huyện, trong vòng 25 ngày, các thủ tục như mua, bán hay sang tên trên sổ sẽ được hoàn thành.

– Quyền hạn của chủ thể: Khi muốn thực hiện các giao dịch liên quan đến sổ hồng riêng chỉ cần có quyền quyết định của chủ đứng tên trên sổ hồng hoặc ý kiến đồng nhất từ toàn bộ người đứng tên trên sổ hồng (vợ và con cái)

Sổ hồng chung:

Trong lĩnh vực bất động sản hay các giao dịch nhà đất, ngoài sổ hồng riêng còn một khái niệm liên quan nữa là sổ hồng chung. Nhiều người vẫn còn rất mơ hồ với các khái niệm như sổ hồng riêng chung thửa là gì, sổ hồng đồng sở hữu là gì… mà không biết rằng các khái niệm này được gọi chung là sổ hồng chung.

Sổ hồng chung chính là giấy chứng nhận quyền sở hữu chung về đất đai và các tài sản khác gắn liền với đất. Hai chủ sở hữu trở lên hay những người không có quan hệ thân nhân với nhau sẽ được ghi nhận quyền sử dụng đất trong sổ hồng chung này.

Về thủ tục, sổ hồng chung sẽ được chia ra làm các bản có giá trị tương đương nhau và cấp riêng cho từng chủ sở hữu khi hoàn thành. Chỉ có điểm khác trên các cuốn sổ là tên người sở hữu, sổ của ai sẽ có tên người đó và giá trị các khoản này tương đương nhau. Tuy vậy, đây là sổ hồng chung nên việc phân chia đất trên bề mặt giấy tờ chỉ ghi tổng diện tích thửa đất, và các chủ sở hữu trong sổ hồng chung sẽ phải tự làm biên bản thỏa thuận về diện tích đất mình nhận.

Về mặt pháp lý, sổ hồng chung và sổ hồng riêng đều có giá trị như nhau. Điều này đã được cấp phép bởi Bộ Xây dựng nhà nước và được công nhận với mọi loại đất nhà ở và các loại tài sản khác. Tuy vậy, hai loại sổ này cũng có những khác biệt nhất định trong giao dịch bất động sản.

– Về chủ sở hữu: Ở sổ hồng chung thì có từ 2 người trở lên không có quan hệ nhân thân thì có quyền làm chủ sở hữu. Sổ hồng chung sẽ được cấp cho từng cá nhân có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và nhà ở khác gắn liền với đất.

– Về điều kiện cấp: Khi trong nhân khẩu có 2 người trở lên không có quan hệ nhân thân thì sổ hồng chung sẽ được cấp. Ngoài ra, nếu mảnh đất là tài sản chung theo thỏa thuận của các bên thì sẽ được yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền công nhận cùng có quyền đối với mảnh đất. Bên cạnh đó, nếu diện tích mảnh đất quá nhỏ, không đủ điều kiện và khả năng để cấp sổ thì chủ sở hữu có thể hợp thửa với người khác để xin cấp làm sổ hồng.

– Về nội dung: Ở bìa có thêm nội dung “cùng sử dụng đất với…(tên của những người cùng chung quyền sở hữu). Hình thức sử dụng là “sử dụng chung” được ghi rõ ở phần trang 2.

– Về mặt pháp lý: Một sổ hồng là nơi tập hợp nhiều căn nhà chung. Vì vậy mọi vấn đề pháp lý về thủ tục mua bán đều được xử lý tại văn phòng công chứng Nhà nước.

– Về quyền hạn của chủ thể: Khi muốn thực hiện các hoạt động liên quan đến đất như mua, bán, tặng, cho,…cần có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu mới có thể tiến hành.