Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở như thế nào?
Nhà ở xã hội là một dạng mô hình nhà ở thuộc sự quản lý và sở hữu của nhà nước (cấp trung ương hay địa phương). Hoặc đây là những căn hộ được các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng nhằm cung cấp phân khúc nhà ở giá rẻ cho người có nhu cầu thuê hoặc mua nhà tại thành phố.

Mô hình nhà ở xã hội được xây dựng và cung cấp tới người sử dụng với mục đích chính là tạo nhiều hơn các cơ hội sở hữu nhà ở với giá thành thấp cho người dân. Theo quy định, nhà ở xã hội là mô hình cư trú dành cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn hoặc thuộc diện chính sách như sĩ quan, quân nhân, cán bộ, công chức nhà nước,…

Đặc điểm của nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội tại các khu đô thị, thành phố phải là chung cư hoặc xếp vào dạng đặc biệt là những tòa nhà có từ 5 – 6 tầng.
Diện tích mặt bằng sử dụng không vượt quá 70m2, phải được hoàn thiện theo các cấp bậc. Với nhà ở thuộc hạng nhà nước, diện tích sàn không được dưới 30m2/sàn.
Các căn nhà vẫn phải đảm bảo chặt chẽ các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật – xã hội theo quy định khi đưa vào sử dụng.

Ưu, nhược điểm của nhà ở xã hội
Giống như những mô hình cư trú khác, nhà ở xã hội cũng có những ưu, nhược điểm riêng biệt. Trong đó, ưu điểm nổi bật nhất của mô hình này là có mức giá thấp hơn so với các loại nhà ở thương mại như studio, duplex, penthouse,… Đặc biệt, người mua còn được hỗ trợ cho vay mua nhà trong thời gian từ 1 – 5 năm với lãi suất thấp.

Bên cạnh đó, nhà ở xã hội cũng tồn tại những hạn chế như:

Chỉ những người thuộc nhóm đối tượng quy định về nhà ở xã hội mới có thể mua được nhà ở xã hội.
Quy trình và các thủ tục mua khá phức tạp, phải tiến hành xác minh với nhiều bước.
Người mua không được thực hiện quá trình mua bán hay thế chấp nhà ở xã hội trong vòng 5 năm.
Diện tích sử dụng là khá hạn chế, không thích hợp với những hộ gia đình đông thành viên.