Giao dịch liên kết: Hướng dẫn chuyển chi phí lãi vay trong trường hợp công ty có đồng thời hoạt động bất động sản và sản xuất kinh doanh?

Temu Shop

Tôi muốn hỏi giải đáp thắc mắc về chi phí tính thuế đối với doanh nghiệp liên kết. Công ty tôi đồng thời hoạt động 2 lĩnh vực là bất động sản và sản xuất kinh doanh thì chuyển chi phí lãi vay thế nào?

Giải đáp thắc mắc về chuyển chi phí lãi vay trong trường hợp công ty có đồng thời hoạt động bất động sản và sản xuất kinh doanh?
Căn cứ Mục 1, Tải về thì Cục Thuế TP Hà Nội trả lời như sau:

Thứ nhất, về việc chuyển chi phí lãi vay trong trường hợp Công ty có đồng thời hoạt động bất động sản và sản xuất kinh doanh:

– Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau thì phải hạch toán riêng các khoản chi phí. Trường hợp không hạch toán riêng được chi phí của từng hoạt động thì chi phí chung được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản so với tổng doanh thu của doanh nghiệp theo quy định tại tiết b Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 78/2014/TT-BTC.

– Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Việc xác định chi phí lãi vay được trừ cho từng hoạt động của kỳ tính thuế tiếp theo phải đảm bảo nguyên tắc khoản chi được trừ để xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế tương ứng với doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chỉ phí lãi vay không được trừ..

Thứ hai, về việc chuyển chi phí lãi vay trong trường hợp các Công ty trong Tập đoàn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, hợp nhất, sáp nhập:

– Đối với trường hợp tương tự, Tổng cục Thuế đã có công văn số 598/TCTCS ngày 17/02/2016 hướng dẫn về chính sách thuế khi tách doanh nghiệp (bản photo copy đính kèm).

– Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, nếu có vướng mắc đề nghị đơn vị tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra kiểm tra thuế số 5 để được hỗ trợ giải quyết.

Hướng dẫn nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp?
Căn cứ Tải về quy định như sau:

Căn cứ Điều 68 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp:

– Doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi thực hiện chia doanh nghiệp; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế,

– Doanh nghiệp bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nhất, sáp nhập; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp bị tách và doanh nghiệp được tách, doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Như vậy, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp được quy định như trên.

Quy định về chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

“Điều 16. Xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ công chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
b) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;”.
– Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 17 Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản:
b) Chi phí chuyển nhượng bất động sản:
– b.1) Nguyên tắc xác định chi phí:
– Các khoản chi được trừ để xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng bất động sản trong kỳ tính thuế phải tương ứng với doanh thu để tính thu nhập chịu thuế và phải đảm bảo các điều kiện quy định các khoản chỉ được trừ và không thuộc các khoản chi không được trừ quy định tại Điều 6 Thông tư này.”
“b.2) Chi phí chuyển nhượng bất động sản được trừ bao gồm:
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau thì phải hạch toán riêng các khoản chi phí. Trường hợp không hạch toán riêng được chi phí của từng hoạt động thì chi phí chung được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản so với tổng doanh thu của doanh nghiệp.”.

LƯU Ý:
– Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
– Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc

TƯ VẤN LUẬT TAM NGUYÊN
LIÊN HỆ: 094.6459.111
EMAIL:
[email protected]