Đặc điểm, nguồn gốc và ý nghĩa đặc biệt của cây ngọc bích
Cây ngọc bích là một loại cây vừa có tác dụng phong thuỷ lại vừa có tính thẩm mỹ rất cao. Nếu đang có ý định trồng cây ngọc bích thì bài viết mà Nhadatdanang.com chuẩn bị chia sẻ dưới đây thật sự là dành cho bạn.

1. Giới thiệu về cây ngọc bích
Cây ngọc bích hay còn được gọi là cây sen đá ngọc bích, cây phỉ thúy, có tên khoa học là Crassula ovata. Là loại cây có nguồn gốc từ Nam Phi, cây ngọc bích tượng trưng cho tiền tài, sự may mắn và tài lộc. Cây ngọc bích là loài cây thân thảo, với chiều cao trung bình rất nhỏ nhắn chỉ khoảng 40 – 50cm, có nhiều nhánh ở thân. Thân cây có hình trụ, to và khi còn non có màu xanh nhạt, khi về già sẽ chuyển dần sang màu nâu. Lá cây ngọc bích là dạng lá đơn có màu xanh đậm và mọng nước, mọc đối xứng nhau qua thân. Khi dần già chúng sẽ chuyển sang màu xanh nhạt rồi màu vàng hoặc đỏ và rụng lá. Hoa của cây ngọc bích có dạng chùm nhỏ, khi nở có hình ngôi sao 5 cánh, màu hồng nhạt hoặc trắng. Hoa mọc ở đầu cành có cuống dài nhô lên và có hương thơm nhẹ.

2. Ý nghĩa cây ngọc bích

Cây ngọc bích không chỉ mang đến vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng cho những chỗ bày trí cây mà trong phong thủy, cây ngọc bích là biểu tượng cho sự giàu có, tài lộc và sự may mắn. Ta thường thấy chúng xuất hiện ở những chỗ kinh doanh, những quầy tính tiền cũng với mục đích mang đến tài lộc cho chủ quán. Cây ngọc bích còn được gọi là cây tình bạn, bởi nó là sự biểu trưng cho tình bạn trong sáng. Ngoài ra, cây ngọc bích mỗi khi ra hoa còn mang ý nghĩa điềm báo cho gia chủ sắp đón nhận nhiều tin vui, may mắn trong công việc làm ăn.

3. Cây ngọc bích hợp tuổi nào? Mệnh nào?

Xét về mệnh, cây ngọc bích có màu xanh nên hợp nhất với người mệnh Mộc. Ngoài ra, mệnh Hỏa cũng rất thích hợp để trồng loại cây này do mệnh Hỏa tương sinh với mệnh Mộc theo phong thủy ngũ hành. Xét về tuổi, những người có mệnh Mộc thuộc các tuổi: Nhâm Ngọ, Kỷ Hợi, Mậu Thìn, Quý Mùi, Nhâm Tý, Kỷ Tỵ, Canh Dần, Qúy Sửu hoặc những người mệnh Hỏa thuộc các tuổi: Bính Dần, Đinh Mão, Giáp Tuất, Ất Hợi là những người thích hợp trồng cây ngọc bích.

4. Tác dụng của cây ngọc bích

Cây ngọc bích khi sử dụng làm cảnh có tác dụng thanh lọc không khí, kích thích thị giác, mang lại không khí trong lành, tươi mới hơn cho không gian xung quanh, từ đó giúp hạn chế các bệnh về đường hô hấp. Theo phong thủy, cây ngọc bích tùy theo hướng đặt khác nhau sẽ mang đến những tác dụng như: Giúp gia đình hòa thuận, sức khỏe dồi dào, mang đến may mắn, tài lộc, khai thông trí tuệ, khả năng sáng tạo. Ngoài ra, người ta còn trồng cây tạo hình bonsai từ cây ngọc bích để dùng làm món quà cho người thân, bạn bè, quà mừng khai trương cũng vô cùng ý nghĩa.

5. Vị trí đặt cây ngọc bích

Xét theo đặc tính của cây, cây ngọc bích là loại cây ưa bóng râm, chính vì thế bạn có thể đặt cây trong nhà, trong không gian văn phòng, nhà hàng, quán ăn,… sẽ vừa giúp cây sinh trưởng tốt. Xét theo phong thủy, các chuyên gia phong thủy khuyên nên đặt cây ngọc bích ở hướng Đông, Đông Nam hoặc hướng Tây, Tây Bắc, đây là những hướng hợp với mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Những hướng này sẽ mang đến tài lộc, công danh, học vấn, sức khỏe và quý nhân phù trợ cho gia chủ. Nên tránh đặt cây ngọc bích trong phòng ngủ hoặc phòng tắm nhé.

6. Cách trồng và chăm sóc cây ngọc bích
Kỹ thuật trồng

Hiện nay người ta áp dụng hai phương pháp phổ biến để trồng cây ngọc bích là phương pháp tách nhánh và phương pháp giâm lá. Cùng tìm hiểu qua 2 phương pháp này nhé.

Phương pháp tách nhánh

Chọn cành ngọc bích có lá xanh tốt, không bị sâu bệnh, dùng kéo cắt cách gốc 2cm. Sau bước cắt nhánh, bạn để nhánh cây đó ở chỗ thoáng mát trong khoảng 2 ngày cho cây khô (không để dưới ánh nắng mặt trời). Sau 2 ngày, nhúng cành vào dung dịch kích thích mọc rễ. Dùng tay ấn nhẹ tạo một lỗ trên chậu đất đã chuẩn bị (chọn đất mùn tơi xốp, không chọn đất thịt). Đặt cành cây vào sao cho kín phần đã nhúng thuốc, phủ thêm lớp đất xốp lên gốc cây và đặt cây chỗ thông thoáng, có nắng nhẹ.

Phương pháp giâm lá

Chọn một lá ngọc bích to, không bị sâu bệnh, dùng kéo cắt phần cuống ở sát cành. Phơi lá tầm 3 ngày rồi nhúng lá vào dung dịch kích thích mọc rễ. Cho lá vào bầu đất tơi xốp (đặt lá nằm ngang). Đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, thông thoáng. Sau vài tuần cây sẽ ra rễ và cây con.

Kỹ thuật chăm sóc

Tưới nước – Cây ngọc bích là loài cây không ưa ẩm, vì thế hạn chế tưới nước cho cây. Chỉ tưới nước khoảng 2 – 3 tuần một lần là đủ. Khi tưới, tránh để nước dính lên lá, lá cây sẽ bị thối.

Ánh sáng – Khi cây còn non, bạn hạn chế không cho cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ làm cháy lá. Khi cây trưởng thành, bạn cho cây tiếp xúc với ánh nắng khoảng 4 giờ mỗi ngày để cây phát triển tốt hơn.

Đất trồng – Đất trồng cây là loại đất tơi xốp, thoát nước và hơi chua (pH khoảng 6). Không để ứ đọng nước ở đất sẽ dễ dẫn đến sâu bệnh phát triển.

Nhiệt độ – Cây sinh sống trong khoảng 18 – 28 độ C, không chịu được lạnh vì thế ban đêm cần đem cây vào nhà nếu trồng ở ngoài.

Phân bón – Dùng phân NPK pha loãng nồng độ ¼ để tưới cho cây mỗi tuần một lần. Đối với những cây để bàn, bạn có thể dùng nitơ nồng độ thấp để tưới cho cây, hạn chế cây mọc quá dài.

Phòng sâu bệnh – Thường xuyên ngắt bỏ những lá khô héo để hạn chế sâu bệnh, cây chủ yếu bị bệnh rệp bông, khi thấy những cục bông màu trắng bám trên lá thì bạn cần mua thuốc đặt trị để trị bệnh cho cây.

7. Mua cây ngọc bích ở đâu và giá bao nhiêu?
Bạn có thể mua cây cẩm tú mai ở những cửa hàng bán cây cảnh, hoa kiểng hoặc tham khảo một số website bán chúng như: vuoncay.net, vuoncayhoabinh.com, chohoaonline.com,… Giá của cây ngọc bích dao động từ 100.000 đến 300.000 đồng tùy từng loại cây và kích cỡ.