Rau ngót là loại rau phổ biến ở Việt nam chúng ta. Đây là loại rau xanh, lá mạ non. Trong rau chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao.
Giá trị dinh dưỡng
Trong rau ngót chứa nhiều lượng đạm thực vật cao, nên rau ngót thường được dùng để thay thế đạm thực vật. Trong thành phần của rau chứa nhiều protein, chất béo, caxin, sắt, vitamin A, B, C. Rau ngót có tính hàn, vị ngọt. Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm.
Tác dụng của rau ngót
Chữa chậm kinh: giã nhỏ vắt lấy nước uống, bã đắp vào bàn chân. Chữa tưa lưỡi: giã nát rau ngót tươi độ 5 – 15g, vắt lấy nước uống. Thấm vào bông đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ em, chỉ hai ngày sau là bú được. Trẻ sơ sinh tưa lưỡi, lưỡi trắng rộp, bỏ bú: nước ép rau ngót tươi bôi lên lưỡi tổn thương. Có thể hòa mật ong.
Bồi dưỡng sau đẻ: Phụ nữ sau sinh nên ăn rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc hoặc giò sống. Hoặc bạn có thể nấu canh rau ngót với tôm, cá rô, cá đồng… Tuy nhiên nên nấu với thịt lợn vì yên tâm hơn. Canh giải nhiệt mùa hè: rau ngót nấu canh với hến, mát và ngọt đậm đà. Phối hợp này lạnh nên cho thêm lát gừng hoặc nên kiêng với người hư hàn.
Có nên vò rau ngót khi nấu
Thường thì các chị em phụ nữ, nội trợ thường hay vò rau ngót trước khi nấu. Điều này giúp rau mềm hơn và dễ nấu chín. Tuy nhiên, theo bác sĩ dinh dưỡng Hoàng Thị Thúy Hà cho biết, vò nát rau ngót trước khi nấu không hề tốt. Bởi nó làm giảm lượng một số chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin có trong rau. Và nếu muốn chín nhanh, và rau mềm hơn thì khi nấu, đợi nước sôi, chị em có thể vò sơ và cho vào nấu vừa chín. Lưu ý nữa là khi nấu chín thì ăn ngay. Lúc đó rau sẽ giữ được mùi thơm và lượng chất dinh dưỡng không mất đi đáng kể.