Nha Dat Da Nang - Nhà Đất Đà Nẵng - Bất Động Sản Đà Nẵng
Lá lốt không chỉ giúp hương vị của món ăn thêm thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe và còn có tác dụng điều trị một số loại bệnh. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe và những lưu ý khi ăn lá lốt.
1. Lá lốt có chứa những dưỡng chất gì?
Lá lốt là loại cây mềm, hay mọc ở những vùng ẩm thấp, được trồng để làm rau gia vị hoặc trồng lấy thuốc.
Trong 100g lá lốt sẽ có chứa 39 calo, 86,5g nước, 4,3g protein, 2,5g chất xơ, 260mg canxi, 980mg photpho, 4.1mg sắt và 34mg vitamin C. Phần rễ của lá lốt có chứa benzyl axetat và phần lá, thân có chứa còn alkaloid và beta-caryophylen. Bạn có thể dùng lá lốt tươi hoặc cắt nhỏ và mang sấy khô để dùng lâu dài. Nên bảo quản loại lá này ở những nơi khô, thoáng và tránh bị chiếu trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời.
2. Lá lốt và những lợi ích sức khỏe?
Dưới đây là một số công dụng của lá lốt:
– Hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.
– Lá lốt có tính ấm, hơi nồng. Loại lá này đặc biệt có thể điều trị hiệu quả tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
– Giảm ho.
– Loại lá này có tính ấm, chống hàn nên có thể giúp những cơn đau xương khớp thuyên giảm nhanh chóng hơn.
– Theo y học hiện đại, loại lá này có tính kháng khuẩn và chống viêm rất hiệu quả.
– Làm đẹp da: Trong lá lốt có chứa một số hợp chất giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn và giảm tình trạng sưng viêm. Chính vì thế, lá lốt có thể giúp trị mụn hiệu quả. Hơn nữa, lá lốt còn có chứa nhiều loại vitamin rất tốt cho da, giúp da cân bằng độ pH, giúp da đẹp và khỏe.
3. Một số bài thuốc điều trị bệnh từ lá lốt
– Bài thuốc chữa đau bụng: Một trong những công dụng nổi trội của lá lốt là giảm đau hiệu quả. Nếu bạn đang bị tấn công bởi những cơn đau bụng, lá lốt có thể giúp bạn khắc phục vấn đề này. Đầu tiên bạn cần chuẩn bị khoảng 20g lá lốt tươi, sau đó rửa sạch và nấu cùng 300ml nước. Sau đó, đun sôi đến khi còn 100ml. Phần nước thuốc thu được, bạn chia làm 2 phần và dùng trong ngày, không để thuốc đến hôm sau.
– Chữa bệnh tổ đỉa: Những cơn ngứa do bệnh tổ đỉa gây ra chắc hẳn khiến bạn vô cùng khó chịu và ngại ngùng khi tiếp xúc với những người xung quanh. Tuy nhiên, chỉ với lá lốt và vài mẹo nhỏ, bạn có thể khắc phục được vấn đề này một cách hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị khoảng 30g lá lốt. Sau đó giã nát lá và vắt lấy nước cốt để uống. Uống hết trong ngày. Còn lại phần bã, bạn có thể cho thêm khoảng 3 chén nước và tiếp tục đun sôi lên. Sau đó lấy nước lá để ngâm vùng da bị tổ đỉa. Thực hiện khoảng 2 lần/ngày. Sau khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy những vùng tổn thương trên da được cải thiện rõ ràng.
-Trị đau nhức xương khớp: Khi trời lạnh, những cơn đau nhức xương khớp lại càng làm bạn khó chịu. Để giảm đau, bạn có thể tham khảo bài thuốc sau:
Sử dụng khoảng 30g lá lốt tươi và nấu lên cùng với 2 bát nước, đun đến khi còn lại một nửa lượng nước. Sau khoảng 10 ngày sử dụng liên tục, cơn đau nhức xương khớp sẽ thuyên giảm.
– Chữa sưng đau ở đầu gối: Với bài thuốc này, bạn có thể kết hợp lá lốt với lá ngải cứu. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị lá lốt và ngải cứu, mỗi loại khoảng 20g. Sau đó mang rửa thật sạch và giã nát các nguyên liệu. Sau đó đem chưng với giấm. Đắp phần thuốc chưng được lên vùng đầu gối bị sưng đau. Sau khoảng 10 ngày, tình trạng sưng đau đầu gối sẽ được cải thiện hiệu quả.
– Chữa chứng ra mồ hôi chân, tay nhiều: Dùng khoảng 30g lá lốt để mang đi sao vàng hạ thổ. Sắc thuốc với 3 bát nước. Phần nước thuốc thu được cần chia ra 2 phần và uống 2 lần trong ngày. Uống liên tục trong 1 tuần, sau đó nghỉ 4 ngày và tiếp tục uống 1 tuần.
– Điều trị mụn nhọt: Bài thuốc này cần kết hợp lá lốt với nhiều vị thuốc khác. Cụ thể như sau:
Cần chuẩn bị lá lốt, tía tô, lá chanh, lá ráy, cây chanh, mỗi loại khoảng 15g. Phần cây chanh: Trước tiên cần bỏ vỏ cây bên ngoài, sau đó phơi nắng và giã nhỏ, rồi rắc lên phần da bị tổn thương. Còn lại phần lá lốt, lá chanh, lá tía tô, bạn mạng đi rửa sạch và giã nhỏ. Sau đó đắp lên vùng da bị mụn.
Các dược liệu còn lại thì rửa sạch rồi giã nhỏ và đắp lên vùng da bị mụn nhọt. Dùng mỗi ngày 1 lần và sử dụng trong 3 ngày.
– Điều trị viêm xoang: Dùng lá lốt vò nát và nhét vào lỗ mũi để những tinh chất trong lá lốt tác động lên các xoang. Sử dụng hàng ngày cho đến khi các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra, trong dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh khác từ lá lốt chẳng hạn như bài thuốc chữa giải cảm, chữa phù thũng do suy thận, điều trị say nấm hay rắn cắn,…
4. Lưu ý khi dùng lá lốt
– Phụ nữ đang cho con bú không nên dùng lá lốt quá nhiều để tránh làm mất sữa hay loãng sữa.
– Người bị nóng gan, đau dạ dày, nhiệt miệng cũng không nên dùng lá lốt để tránh khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
– Dù lá lốt rất thơm ngon và chứa nhiều dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên ăn nhiều lá lốt để tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
CTCSOL là viết tắt của Chứng chỉ Giáo viên Tiếng Trung Quốc tế (国际汉语教师证书 -…
Bạn muốn học tiếng Trung ở Đà Nẵng? Tuyệt vời! Đà Nẵng có rất nhiều…
Giáo dục khai phóng là một triết lý giáo dục tập trung vào việc phát…
Bán đất khu đô thị ven sông Hòa Quý, Đà Nẵng - Giá 4.5 tỷ…
Cần bán nhà 4.5 tầng mặt tiền đường Hàm Nghi, Đà Nẵng Giá: 12.5 tỷ…
Cần bán nhà 3 tầng mặt tiền đường Lê Đình Lý, Hải Châu, Đà Nẵng…
Gạch không nung là một loại vật liệu xây dựng được tạo hình từ hỗn…
Bản thảo Voynich là một cuốn sách chép tay có minh họa bí ẩn được…
Giáo Trình YCT là gì? Giáo trình tiếng Trung Quốc dành cho Thanh thiếu niên…
Chương trình YCT trong tiếng Trung là YCT (青少年汉语考试), viết tắt của Youth Chinese Test.…
CÔNG TY TNHH LIÊN VĂN HÓA VIỆT NAM Tên quốc tế: VIETNAM INTERCULTURALITY COMPANY LIMITED…
Google đã chính thức mở công ty con tại Việt Nam với tên gọi Công…
Trong phong thủy, "Hậu thiên" (後天) chỉ những yếu tố hình thành và thay đổi…
Trong phong thủy, "Tiên thiên" (先天) đề cập đến những yếu tố vốn có, cố…
Trong phong thủy, "khai quang" (開光) có nghĩa là "mở mắt", "khai mở ánh sáng".…
Nguồn gốc chính xác của tên gọi "panda" vẫn còn gây tranh cãi, nhưng có…
Việc xác định giờ dậy buổi sáng hợp lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố…
Thời gian ngủ cần thiết mỗi ngày thay đổi tùy theo độ tuổi và từng…
Jensen Huang là người đồng sáng lập và CEO của Nvidia, một công ty công…
Người sinh năm 1984 là tuổi Giáp Tý, cầm tinh con Chuột. Mệnh Kim -…
Người sinh năm 1985 là tuổi Ất Sửu, cầm tinh con Trâu. Mệnh Kim -…
Người sinh năm 1986 là tuổi Bính Dần, cầm tinh con Hổ. Mệnh Hỏa -…
Người sinh năm 1987 là tuổi Đinh Mão, cầm tinh con Mèo. Mệnh Hỏa -…
Người sinh năm 1988 là tuổi Mậu Thìn, cầm tinh con Rồng. Mệnh Mộc -…
Người sinh năm 1989 là tuổi Kỷ Tỵ, cầm tinh con Rắn. Mệnh Mộc -…
Người sinh năm 1990 là tuổi Canh Ngọ, cầm tinh con Ngựa. Mệnh Thổ -…
Người sinh năm 1991 là tuổi Tân Mùi, cầm tinh con Dê, thuộc mệnh Lộ…
Người sinh năm 1992 là tuổi Nhâm Thân, cầm tinh con Khỉ, thuộc mệnh Kiếm…
This website uses cookies.