Ủng hộ dự án cộng đồng – GIVE ME 1 USD

Tên tiếng Việt: Huyết hổ phách, Hắc hổ phách hồng tùng chi, Huyết phách, Minh phách, Hổ phách

Tên khoa học: Amber

Công dụng: Trước kia dùng làm thuốc chống co thắt dùng dưới hình thức thuốc xông, cồn thuốc v.v… hiện nay chỉ còn dùng làm một số vật trang sức.

 

Nguồn gốc của vị thuốc

  • Người ta cho rằng hổ phách là nhựa của một loài thông cổ hiện nay đã mất giống gọi là Pityoxylon auccinifer Krauss.
  • Có thể do một số loài khác nữa. Những cây thông này mọc thành rừng ở bờ biển châu Âu, châu Mỹ (Nam Mỹ). Những rừng thông này hiện bị vùi dưới biển, dưới đất trong những mỏ than.
  • Muốn có hổ phách người ta đào những mỏ than có hổ phách hoặc có khi người ta nhặt được ở bờ biển do bão táp phong ba ngoài biển đã đào những cục hố phách chìm sâu dưới đáy biển lên, hất vào bờ, hoặc có khi phải lặn xuống biển sâu để mò.

Tính chất

  • Hổ phách là những cục to nhỏ không đều, màu vàng hay vàng đỏ, thường ngoài cùng phủ một lớp mờ, rất cứng rắn, khí vỡ vết vỡ tròn nhẵn, mờ hay trong mờ, không có vị gì, khi xát cục hổ phách vào vải hay miếng len cho nóng lên thì hổ phách sinh ra điện (hiện tượng này dược Thalés tìm ra từ 600 năm trước công nguyên) đun nóng hổ phách tỏa ra một mùi thơm dễ chịu.
  • Cục hổ phách có thể nặng tới 10kg. Không tan trong nước, tan một phần trong cồn, ête và clorofoc.

Thành phần hóa học

  • Trong hổ phách có rất ít tinh dầu. Khi cất khô, người ta sẽ đươc axit sucxinic (có loại hổ phách có ít, có loại có nhiều do đó có thể dựa vào tỉ lệ axit sucinic này mà phân biệt hổ phách này với hổ phách khác).
  • Ngoài ra thành phần chủ yếu của hổ phách là chất nhựa: α, β và γ- Nhựa γ còn gọi là sucxin (succin) không tan trong cồn và chiếm 70% trọng lượng của hổ phách. Sucxin chứa sucxinơ-resin. không xà phòng hóa được và phần xà phòng hóa được thành axit sucxinic và sucxinoresinola.
  • Trong phần tan trong cồn, người ta lấy được axit sLieoxyabictic và axit sucxinoabie-tolic. Axit sucxinoabietolic là một ête axit, khi xà phòng hóa sẽ cho axit sucxinoxynvic, sucxinoabietola và bocneola.

Công dụng và liều dùng

  • Trước kia trong tây y có dùng hổ phách để làm thuốc chống co thắt dùng dưới hình thức thuốc xông, cồn thuốc v.v… hiện nay chỉ còn dùng làm một số vật trang sức.
  • Đông y coi hổ phách có vị ngọt (cam), tính bình, vào 4 kinh tâm, can, phế và bàng quang, có tác dụng an thần, định kinh, lợi tiểu tiện, tán ứ huyết. Dùng trong những trường hợp tâm thần bất định, hồi hộp mất ngủ, ngủ hay mê sợ, tiểu tiện ra huyết, chữa mụn nhọt lâu lành. Ngày dùng 1 đến 3g.
  • Trong sách cổ đông y cho rằng hổ phách hay làm hao mòn chân khí cho nên chỉ những người hỏa suy, thủy thịnh nên dùng còn những người hỏa thịnh thủy suy không nên dùng.

Ủng hộ dự án cộng đồng – GIVE ME 1 USD

[wpedon id=19751]