Nợ quá hạn là gì mà hầu hết khách hàng lại đặc biệt lưu ý khi tiến hành vay vốn tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Bên cạnh việc quan tâm đến lãi suất hoặc các khoản phí phát sinh trong quá trình vay thì thời hạn vay vốn cũng là mối quan tâm hàng đầu của đại đa số khách hàng. Bởi lẽ, việc thanh toán trễ hạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến người đi vay, nhất là lịch sử tín dụng nên chẳng may rơi vào nợ xấu.

Nợ quá hạn là tình trạng thường xuyên xảy ra trong hoạt động tín dụng. Để thu hồi khoản nợ mỗi ngân hàng sẽ áp dụng những chính sách tài chính khác nhau. Tùy vào thời gian quá hạn mà khách hàng sẽ được xếp vào các nhóm nợ tương ứng.

  1. Nợ quá hạn là gì?

Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay là cá nhân/doanh nghiệp vay vốn tại các ngân hàng/tổ chức tín dụng  nhưng khi đến kỳ hạn trả nợ theo quy định ký kết trên hợp đồng thì không hoàn trả đầy đủ vốn gốc cũng lãi suất theo cam kết.

Tùy thuộc vào thời gian trễ hạn mà ngân hàng sẽ xếp khoản nợ vào các nhóm nợ tương ứng, nếu thời gian trả nợ tiếp tục kéo dài khách hàng dễ rơi vào nợ xấu, lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật lên hệ thống CIC, gây ảnh hưởng lớn cho quá trình vay vốn sau này.

Để dễ dàng hơn cho khách hàng trong quá trình tất toán khoản vay, nhiều ngân hàng thường linh động thêm 1 – 3 ngày thanh toán, nếu sau thời gian này khách hàng vẫn chưa thể trả toàn bộ khoản vay nợ quá hạn sẽ chính thức phát sinh.

Cơ sở pháp lý về nợ quá hạn được quy định tại Nghị định 94/2018/NĐ-CP và Thông tư 39/2016/TT-NHNN

  1. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn là gì?
  • Do các lý do khách quan/chủ quan cụ thể làm cho khách hàng chậm thanh toán món nợ
  • Thanh toán trễ hạn khoản nợ của thẻ tín dụng
  • Không kiểm soát chi tiêu, không có kế hoạch trả nợ phù hợp dẫn đến mất khả năng thanh toán gây ra hậu quả tài sản bị phát mại.
  1. Cách phân chia nợ quá hạn

 Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo (vay thế chấp)

Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo nghĩa là khách hàng thực hiện hình thức vay vốn dựa trên giá trị của tài sản thế chấp (sổ đỏ, giấy tờ nhà, giấy tờ xe, vàng, các tài sản bất động sản,..) nhưng không có khả năng thanh toán tiền vốn và lãi vay khi đến hạn.

Mặc dù trong trường hợp này khách hàng vẫn chưa thể thu hồi vốn vay theo kế hoạch ban đầu nhưng vẫn có thể thu hồi vốn thông qua giá trị của tài sản thế chấp.

Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo (vay tín chấp)

Ngược lại với hình thức có tài sản đảm bảo thì nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo nghĩa là khách hàng không cần thế chấp bất kỳ tài sản nào để được vay vốn, hạn mức được cấp hoàn toàn dựa trên uy tín của khách hàng.

Trong trường hợp khách hàng không thể thanh toán tiền gốc và tiền lãi khi đến hạn, khả năng cao ngân hàng sẽ “trắng tay” vì không có bất kỳ phương án nào để thu hồi vốn gốc.

  1. Danh sách các nhóm nợ 
  • Nợ nhóm 1: nợ quá hạn trong thời gian từ 1 đến dưới 10 ngày (nhóm nợ đủ tiêu chuẩn)
  • Nợ nhóm 2: nợ quá hạn trong thời gian từ 10 đến dưới 90 ngày (nhóm nợ cần chú ý)
  • Nợ nhóm 3: nợ quá hạn trong thời gian từ 91 ngày đến dưới 180 ngày (nhóm nợ dưới tiêu chuẩn)
  • Nợ nhóm 4: nợ quá hạn trong thời gian từ 181 ngày đến dưới 360 ngày (nhóm nợ nghi ngờ)
  • Nợ nhóm 5: nợ quá hạn trong thời gian từ trên 360 ngày (nhóm nợ có khả năng mất vốn).

Nợ quá hạn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây phát sinh chi phí và ảnh hưởng tới dòng tiền cũng như điểm tín dụng của cá nhân và doanh nghiệp. Để tránh các hậu quả tiêu cực này, quan trọng nhất là duy trì một quản lý tài chính khôn ngoan, thanh toán các khoản nợ đúng hạn, và liên lạc với tổ chức tín dụng nếu bạn gặp khó khăn để thương lượng các biện pháp giảm nhẹ áp lực tài chính.

CLICK TO REGISTER BINANCE MEMBER

OKX – DIGITAL CURRENCY EXCHANGE