Từ lâu và đặc biệt ở các nước phát triển, xếp hạng điểm tín nhiệm được xem như công cụ hữu ích giúp thị trường tài chính minh bạch và bền vững. Thị trường tài chính tiền tệ ở Việt Nam gần đây phát triển như vũ bão và điểm tín nhiệm được coi như kim chỉ nam để xây dựng một thị trường tài chính, tiền tệ an toàn và minh bạch hơn, theo kịp các nước tiên tiến. Điều này hứa hẹn sẽ đem lại sự chuyển mình cho toàn xã hội.
- Điểm tín nhiệm là gì
Điểm tín nhiệm, hay xếp hạng tín nhiệm là hình thức đánh giá mức độ uy tín của người đi vay hoặc cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức đi vay. Trong một vài trường hợp, điểm tín nhiệm còn được áp dụng cho một khoản nợ hoặc một nghĩa vụ tài chính nào đó.
Thông thường, việc chấm điểm tín dụng cá nhân sẽ dựa trên quy chuẩn của tổ chức Fair Isaac Corporation (FICO). Theo đó, điểm tín nhiệm của 1 cá nhân sẽ là 1 con số có 3 chữ số. Điểm tín nhiệm của 1 cá nhân được dùng trong việc quyết định đề nghị vay có được ngân hàng/ tổ chức tài chính chấp thuận hay không và lãi suất sẽ là như thế nào. Điểm tín nhiệm càng cao thì hồ sơ càng có khả năng được duyệt vay cao vỡi lãi suất thấp.
Việc thẩm định và đánh giá tín dụng cho các công ty và chính phủ thường được thực hiện bởi một cơ quan xếp hạng tín nhiệm như S&P Global, Moody’s, hoặc Fitch Ratings.
- Vai trò của điểm tín nhiệm trong thị trường tài chính
Điểm tín nhiệm đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá rủi ro tín dụng hay nói cách khác, đánh giá về khả năng trả nợ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn của một tổ chức, hoặc cá nhân. Chính vì lẽ đó, điểm tín dụng như một kim chỉ nam cho ngân hàng và các tổ chức tài chính để phân bổ nguồn vốn cho vay hợp lý, đưa ra các sản phẩm đa dạng phong phú.
Đối với thị trường tài chính, điểm tín dụng là một công cụ đánh giá tính linh hoạt, hiện đại có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới bức tranh toàn xã hội. Nói một cách dễ hình dung, điểm tín dụng đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến cách xã hội vận hành trên nhiều mặt bởi nó có những vai trò như sau:
- Đánh giá rủi ro tín dụng:
- Ngân hàng và tổ chức tài chính sử dụng điểm tín dụng để đánh giá rủi ro khi cung cấp tín dụng cho cá nhân hoặc doanh nghiệp.
- Điểm tín dụng giúp xác định khả năng của người vay trả nợ đúng hạn và đánh giá khả năng tài chính của họ.
- Xác định lãi suất tín dụng:
- Người có điểm tín dụng cao thường được hưởng lãi suất thấp hơn khi vay vốn, vì được coi là rủi ro thấp hơn.
- Ngược lại, những người có điểm tín dụng thấp có thể phải trả lãi suất cao hơn do ngân hàng coi đó là một khoản vay rủi ro hơn.
- Quyết định việc cấp tín dụng:
- Điểm tín dụng đóng vai trò quan trọng trong quyết định cấp tín dụng hoặc thẻ tín dụng cho cá nhân và doanh nghiệp.
- Người có điểm tín dụng cao có khả năng lớn hơn để được chấp nhận đơn đăng ký vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng.
- Ưu tiên vay vốn:
- Người có điểm tín dụng cao có lợi thế khi đối mặt với nhiều lựa chọn về sản phẩm tài chính và điều kiện vay vốn.
- Có thể nhận được các ưu đãi, giảm giá và điều kiện vay thuận lợi hơn.
- Tác động đến việc kiếm việc làm:
- Một số công ty có thể kiểm tra điểm tín dụng của ứng viên làm việc để đánh giá tính độ tin cậy và trách nhiệm của họ.
- Định hình lối sống tài chính:
- Điểm tín dụng thấp có thể ảnh hưởng đến khả năng mua sắm trực tuyến, thuê nhà, và thậm chí là việc tìm một chỗ ở mới.
- Tạo động lực để duy trì hành vi tài chính tích cực:
- Người có điểm tín dụng cao thường có động lực để duy trì hành vi tài chính tích cực để bảo vệ và cải thiện điểm tín dụng của mình.
- Cách nâng điểm tín dụng
Tất cả các hành vi vay nợ của bạn đều được lưu vết và kiểm soát bởi tổ chức cơ quan nhà nước. Điểm tín dụng của bạn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc vay nợ. Với những người có điểm tín dụng thấp, sẽ rất khó khăn để xin vay vốn bao gồm cả vay tiêu dùng đến những khoản vay cao như mua nhà, mua xe. Vậy làm cách nào để nâng điểm tín dụng. Hãy tham khảo các tips sau:
- Thanh toán đầy đủ các khoản nợ đúng hạn
- Trả nợ cũ và không làm phát sinh nợ mới
- Hạn chế vay hộ người khác
- Không vay cùng một lúc nhiều tổ chức tín dụng
- Xây dựng một lịch sử tín dụng đẹp: giao dịch không tiền mặt, tăng mức lương, có khoản chi tiêu, tiết kiệm rõ ràng, minh bạch thể hiện trên sao kê ngân hàng.
Bạn cũng có thể truy vấn, kiểm tra điểm tín nhiệm CIC của mình tại trang web: https://cic.gov.vn/
- Top các ngân hàng có điểm tín nhiệm cao tại Việt Nam
Sau đây là top các ngân hàng có điểm tín nhiệm cao nhất tại Việt Nam dựa trên đánh giá của Moody’s.
- Vietcombank
- BIDV
- OCB
- SeABank
- TPBank
- Agribank
- VIB
- VietinBank