Chắc hẳn vẫn còn rất nhiều người thấy xa lạ khi nghe nhắc đến ngày trùng phục. Vậy hãy cùng tìm hiểu ngày trùng phục là ngày gì và cần phải kiêng kỵ điều gì?

Temu Shop

Theo ý nghĩa chiết tự chữ Hán thì “Trùng” là sự giống nhau, trùng lặp, gặp gỡ trở lại. Còn “Phục” có thể hiểu nghĩa là trang phục, y phục, quần áo,…Kết hợp lại hai ý nghĩa trên, thì Trùng Phục tức là sử dụng trang phục cũ lại một lần nữa hoặc khôi phục lại cái cũ, cái xấu đã diễn ra.

Chính vì thế, ngày trùng phục được xem là một ngày không tốt và cần tránh làm các việc quan trọng vào ngày này vì những điều xấu có thể sẽ tái diễn lại, đôi khi sự có tan vỡ hoặc chia ly. Đặc biệt đây là ngày kỵ cho cưới hỏi và an táng.

Ngày trùng phục là ngày nào?

Dựa theo cuốn Ngọc Hạp Thông Thư, để tính ngày có Trùng Phục cần phải dựa vào can ngày và tháng âm lịch. Cụ thể, các ngày có Trùng Phục trong các tháng như sau:

  • Tháng 1: Ngày Canh
  • Tháng 2: Ngày Tân
  • Tháng 3: Ngày Kỷ
  • Tháng 4: Ngày Nhâm
  • Tháng 5: Ngày Quý
  • Tháng 6: Ngày Mậu
  • Tháng 7: Ngày Giáp
  • Tháng 8: Ngày Ất
  • Tháng 9: Ngày Kỷ
  • Tháng 10: Ngày Nhâm
  • Tháng 11: Ngày Quý
  • Tháng 12: Ngày Kỷ

Mỗi tháng đều có ngày trùng phục khác nhau. Vì vậy, phải luôn cân nhắc và lựa chọn ngày tốt, phù hợp để bắt đầu các công việc quan trọng. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa những rủi ro và khó khăn có thể xảy đến với bản thân và công việc.

Nên kiêng kỵ điều gì trong ngày trùng phục?

An táng

  • Việc an táng cho người mất luôn được chuẩn bị chu đáo, cẩn thận. Đặc biệt là nên chọn giờ tốt và ngày tốt để mọi việc được diễn ra thuận lợi giúp người đã mất được yên nghỉ.
  • Nếu chọn phải ngày xấu, giờ xấu như ngày trùng phục thì có nghĩa là phải mặc áo tang thêm một lần nữa, chưa hoàn tất việc an táng người này mà lại phải an táng một người khác. Nên khi có tang lễ mọi người thường chọn ngày tốt và tránh các ngày trùng phục đại kỵ.

Cưới hỏi

  • Tổ chức lễ cưới là một trong những việc trọng đại đánh dấu cột mốc quan trọng khi bước vào cuộc sống hôn nhân của mỗi con người. Vì vậy cần phải tính toán chọn ngày lành, tháng tốt để tiến hành cưới hỏi.
  • Tuy nhiên, nếu ngày cưới trúng vào ngày trùng phục có thể gặp phải trường hợp xấu là mặc áo cưới thêm lần nữa. Điều này có nghĩa là gia đình bất hòa, vợ chồng mâu thuẫn, hôn nhân tan vỡ, hạnh phúc chia ly. Như vậy có thể thấy, cưới hỏi là một điều kiêng kỵ không nên làm vào ngày trùng phục.