Đường Trương Văn Đa, KDC Phía Nam TTHC quận Liên Chiểu, quận Liên Chiểu. Rộng 7.5m

  • Điểm đầu: Giao với đường Trần Văn Kỷ
  • Điểm cuối: Giao với đường 7.5m chưa đặt tên
  • Chiều dài: 150m (0.15km)
  • Vỉa hè: Rộng 9m (2*4.5)

Đường Trương Văn Đa, KDC Phía Nam TTHC quận Liên Chiểu, quận Liên Chiểu. Rộng 7.5m

  • Điểm đầu: Giao với đường Mộc Bài 5
  • Điểm cuối: Giao với đường Lê Doãn Nhạ
  • Chiều dài: 120m (0.12km)
  • Vỉa hè: Rộng 9m (2 x 4,5)

 

Website Bất Động Sản Uy Tín nhất Đà Nẵng www.nhadatdanang.com
Click để xem vị trí bản đồ:
http://bit.ly/1KsEKwO
============================================
Đường Trương Văn Đa – Quận Liên Chiểu – Đà Nẵng – Da Nang Street View – Bandodanang.com
Hướng từ: Trần văn Kỷ —- Lê Doãn Nhạ
===========================================
Trương Văn Đa ( ? – ?) là phò mã của vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) và là danh tướng nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Trương Văn Đa sinh tại thôn An Thái, huyện Tuy Viễn (Tây Sơn), phủ Quy Nhơn (tỉnh Bình Định). Ông là con của Trương Văn Hiến (thầy dạy võ và binh thư của cả ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ), tính tình thuần hậu, theo cha học cả văn lẫn võ từ thuở nhỏ. Khi Tây Sơn khởi nghĩa (1771), Trương Văn Đa theo Nguyễn Nhạc lên Tây Sơn thượng lo việc huấn luyện nghĩa quân. Ông được Tây Sơn Vương (Nguyễn Nhạc) thương yêu, gả con gái cho và sau này ông còn được ở luôn trong cung để dạy dỗ thái tử Nguyễn Bảo. Đầu năm Quý Mão (1783), Trương Văn Đa tháp tùng Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Lê Văn Hưng, vào đánh Gia Định. Sau khi đánh tan quân của Châu Văn Tiếp, Trương Văn Đa đốc quân tấn công đồn Ngư Giác (Cá Trê) nằm bên tả ngạn sông Sài Gòn. Hai bên giao đấu quyết liệt và cuối cùng Trương Văn Đa bắt sống được Dương Công Trừng, tướng chỉ huy đồn. Lúc bấy giờ, quân Tây Sơn đóng ở Cà Mau cô thế phải rút về Trà Ôn, bị quân Xiêm đuổi theo. Nhưng đến Mang Thít (thuộc địa phận Long Hồ) thì gặp đạo binh của Trương Văn Đa từ Sa Đéc kéo xuống đánh một trận kích liệt. Châu Văn Tiếp giao đấu được một lúc thì bị đâm trọng thương (sau qua đời vì vết thương quá nặng), buộc quân Nguyễn phải rút xuống Trà Cú (Trà Vinh). Tuy giết được đại tướng Chu Văn Tiếp, nhưng thấy không thể thắng được đối phương, Trương Văn Đa bèn bỏ đất ấy kéo đại binh về đóng ở Mỹ Tho. Cuối năm 1784, Trương Văn Đa sai Đô úy Đặng Văn Trấn về Quy Nhơn báo cáo tình hình Gia Định. Tháng 11 năm Giáp Thìn (1785), Nguyễn Huệ cùng với các tướng là Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân, đem đại binh vào đánh tan quân xiêm ở trận Rạch Gầm-Xoài Mút. Sau khi đại thắng, Trương Văn Đa được tiếp tục trấn thủ Gia Định. Năm 1786, sau khi dẹp yên chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, đuổi chúa Nguyễn ra khỏi đất Gia Định, vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) phong cho em mình là Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương vào thay cho Trương Văn Đa. Phò mã Đa trở về Quy Nhơn làm quan trong triều và đặc trách dạy dỗ Thái tử Nguyễn Bảo, con trai vua Thái Đức. Nhận thấy nội bộ nhà Tây Sơn ngày càng rạn nứt, Trương Văn Đa lấy cớ tuổi cao sức yếu xin được trở về quê An Thái để phụng dưỡng cha già. Trương Văn Đa mất (không rõ năm) trước khi nhà Tây Sơn bị tiêu diệt năm 1802.