Đất lưu không là một cụm từ nghe có vẻ mới mẻ, không phải là định nghĩa được quy định trong văn bản của pháp luật nhưng nó lại được sử dụng phổ biến rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Vậy đất lưu không là gì? Quy định sử dụng ra sao và đất này do ai quản lý?
Đất lưu không là gì?
Đất lưu không được hiểu là hành lang an toàn giao thông, hành lang lưới điện, đê điều… Phần đất này nằm trong quy hoạch để phục vụ công trình công cộng, giao thông, thủy lợi, điện mà Nhà nước chưa sử dụng đến nên hiện còn đang bỏ trống.
Nói cách khác thì đất lưu không là đất công cộng do Nhà nước quản lý. Khi Nhà nước chưa sử dụng đến đất này thì chúng ta được tạm thời sử dụng đến, tuy nhiên chúng ta sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nếu mọi người có nhu cầu thì có thể tạm thời sử dụng phần diện tích đất lưu không đó. Nhưng, cần phải làm bản tường trình để thể hiện nhu cầu sử dụng tạm thời đất lưu không của cá nhân/ gia đình đúng mục đích. Sau đó gửi văn bản này tới ủy ban nhân dân nơi đang có đất lưu không cùng với cam kết khi bị thu hồi đất sẽ không được bồi thường thiệt hại. Nếu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thì việc sử dụng phần đất lưu không của chúng ta là hợp pháp.
Quy định về việc sử dụng đất lưu không
Căn cứ theo điều 157 về Luật Đất đai 2013, quy định về việc sử dụng đất lưu không như sau:
- Việc sử dụng đất để làm công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải đảm bảo kết hợp khai thác cả phần trên không và phần ngầm, bố trí kết hợp các loại công trình trên cùng một khu đất nhằm tiết kiệm đất và phải tuân theo các quy định của pháp luật có liên quan về bảo vệ an toàn công trình công cộng.
- Người đang sử dụng đất được pháp luật công nhận mà đất đó lại nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình thì vẫn được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được làm cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có những biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước sẽ thu hồi đất và bồi thường theo quy định pháp luật.
Các cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm công bố công khai giới hạn hành lang bảo vệ an toàn công trình, chịu trách nhiệm tối đa về việc bảo vệ an toàn công trình; trường hợp hành lang bảo vệ an toàn công trình bị chiếm lấn, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và yêu cầu ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hành lang bảo vệ an toàn bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép để khắc phục, giải quyết.
Đất lưu không có được cấp sổ đỏ không?
Như đã nói đến ở trên, theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP, diện tích đất lưu không là phần đất thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng của nhà nước, nếu như người dân có nhu cầu sử dụng phần diện tích đất lưu không đó cho mục đích cá nhân thì sẽ không được hưởng phần bồi thường dưới mọi hình thức khi được yêu cầu thu hồi đất từ cơ quan chức năng.
Theo điều 157 Luật Đất đai 2013 quy định về việc sử dụng phần đất lưu không như sau:
- Việc sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải bảo đảm kết hợp khai thác cả phần trên không và lòng đất, sắp xếp kết hợp các loại công trình trên cùng một khu đất giúp tiết kiệm đất cũng như dễ kiểm soát việc tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan về bảo vệ an toàn công trình.
- Người đang sử dụng đất được pháp luật chấp thuận mà đất đó nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình thì vẫn được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được phép gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình.
- Trường hợp việc sử dụng đất gây cản trở đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục giải quyết, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quy định xử phạt hành vi chiếm dụng đất lưu không
Nếu như không có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, việc tự ý lấn, chiếm, sử dụng đất lưu không được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Dẫu vậy, trên thực tế vẫn có nhiều người dân, tổ chức doanh nghiệp cố tình làm ngơ, lấn chiếm đất lưu không để canh tác trồng trọt, mở hàng quán kinh doanh, xây nhà trái phép.
Theo đó tại Khoản 6 Điều 4 Quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đất lưu không như sau:
Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc trụ sở của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực như: hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà hay công sở; lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; phòng, chống thiên tai; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.
Theo Khoản 4 Điều 10 về Nghị định 102/2014/NĐ-CP, hành vi lấn chiếm đất không thuộc sở hữu của cá nhân sẽ có mức xử phạt như sau:
- Đối với từng cá nhân: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng
- Đối với các doanh nghiệp, tổ chức: Phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng
Ngoài ra, những người có hành vi vi phạm đó sẽ buộc phải trả lại đất đã lấn, chiếm đồng thời phải khôi phục lại hiện trạng của đất trước khi vi phạm.
Cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm bảo vệ đất lưu không?
Ủy ban nhân dân ở những nơi có các công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ an toàn công trình; công bố công khai mốc giới sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình; kịp thời xử lý các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ an toàn công trình.
Khi có nhu cầu thì người dân có thể tạm thời sử dụng phần diện tích đó nhưng khi nhà nước đã thu hồi thì sẽ không được đền bù và cũng không có giấy chứng nhận cho phần đất này.
Ngoài ra nếu bạn muốn đầu tư vào thị trường nhà đất nhưng chưa biết nên đầu tư ở đâu. Muaban.net sẽ gợi ý cho bạn một vài địa điểm có tiềm năng phát triển và được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong thời gian qua điển hình như thị trường bán đất Đắk Nông, bán đất Bình Dương. Đây là hai thị trường khá sôi nổi bạn có thể tham khảo và đầu tư.