Tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng ở các trung tâm đô thị dẫn đến hậu quả thiếu nhà ở cho dân cư. Chính vì vậy, đất giãn dân ra đời như một chính sách của Nhà nước khắc phục vấn đề này. 

Temu Shop

Đất giãn dân là gì?

Đất giãn dân là gì? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân thành thị, theo thông tin được biết thì loại đất này thuộc dạng tái định cư của vùng và sử dụng cho mục đích chính là thi công, xây dựng nhà ở cho người dân. Đây là một chính sách của Nhà nước để đảm bảo tỷ lệ người vô gia cư xuống thấp nhất, ai cũng sẽ có nhà ở khi diện tích đất ngày eo hẹp.

Đất giãn dân là gì?

Với mục tiêu tìm giải thoát cho việc diện tích đất các khu thành thị nhỏ dần và phục vụ cho nhu cầu dân cư. Nhà nước sẽ tiến hành cấp đất giãn dân cho những người thuộc các trường hợp sau:

  • Những hộ gia đình hay cá nhân đang sinh sống trong diện tích đất sắp được quy hoạch hay giải tỏa.
  • Những hộ gia đình có thành viên hay cá nhân có điều kiện kinh tế khó khăn không đáp ứng được việc mua đất để xây dựng chỗ ở.
  • Những hộ gia đình có gia cảnh thật sự khó khăn, được chứng nhận bởi chính quyền địa phương và các cấp liên quan.

Đất giãn dân phục vụ cho mục đích nâng cao đời sống xã hội, tuy nhiên để được cấp đất giãn dân thì các hộ gia đình phải đóng tiền cho việc sử dụng đất. Thông thường phí sử dụng sẽ rất thấp vì được điều chỉnh sao cho phù hợp với nguồn thu nhập của gia đình. Chính quyền các cấp sẽ cung cấp đầy đủ giấy tờ về sổ đỏ cho các hộ dân cư.

Các giấy tờ cần thiết cho cấp đất giãn dân

Đất giãn dân là gì? – Các giấy tờ cần thiết cho cấp đất giãn dân

Sau khi được các cấp chính quyền xem xét việc cấp đất giãn dân, các hộ gia đình cần hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định bao gồm tiền sử dụng đất và tiền hạ tầng. Khi hoàn thành, chính quyền sẽ tiến hành bàn giao khu đất và cắm cột mốc ranh giới. Hộ gia đình sẽ tiếp tục đến ủy ban nhân dân để tiếp tục các hồ sơ thủ tục cần thiết bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy chứng nhận theo mẫu có sẵn
  • Quyết định về việc giao đất giãn dân
  • Hồ sơ cắm mốc đất và biên bản bàn giao khu đất
  • Các biên lai về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính cho khu đất được giao
  • Hộ khẩu gia đình để đối chiếu sổ sách

Tổng hợp các câu hỏi và giải đáp về đất giãn dân

Đất giãn dân luôn là một chủ đề được nhiều sự quan tâm bởi mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Đồng nghĩa người dân có rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp xoay quanh chủ đề này. Vì vậy Mua Bán sẽ tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất về đất giãn dân và giải đáp chuẩn nhất nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về đất giãn dân.

Đất giãn dân có được cấp sổ đỏ không?

Sau khi được Nhà nước cấp và trao quyền sử dụng đất giản dân, nếu người dân sử dụng phần đất cho mục đích xây dựng chỗ ở thì sẽ có toàn quyền sử dụng mảnh đất. Theo điều 100 Luật đất đai 2013, Nhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận sử dụng đất giãn dân tương tự như đất thổ cư. Tuy nhiên hộ gia đình cần xác nhận làm nơi ở ổn định lâu dài.

Đất giãn dân là gì? – Đất giãn dân có được cấp sổ đỏ không?

Đối với các hộ gia đình được Nhà nước cấp đất tại Hà Nội từ 15/10/1993 đến ngày Luật đất đai chỉnh sửa vẫn chưa được cấp sổ thì sẽ được cấp giấy chứng nhận sở hữu đất theo quy định ban hành. Đây là quyết định của Ủy ban nhân dân cấp thành phố Hà Nội cho việc cấp sổ đỏ đất giãn dân.

Đất giãn dân có được tách thửa không?

Do được Nhà nước tận tay trao quyền sử dụng đất và đất giãn dân có chức năng tương tự như đất thổ cư, cho nên bạn hoàn toàn có thể thực hiện việc tách thửa mảnh đất phục vụ cho nhu cầu riêng bản thân, tuy nhiên cũng cần đáp ứng một số điều kiện sau:

Đất giãn dân là gì? – Đất giãn dân có được tách thửa không?
  • Chiều rộng phần mặt tiền của mảnh đất và chiều dài so với chỉ giới xây dựng phải đạt tối đa từ 3m trở lên.
  • Toàn bộ diện tích phần đất xây dựng không nhỏ hơn 30m2.
  • Trong trường hợp đất tại khu dân cư ở nông thôn, khi tách thửa đất theo những điều kiện của Khoản 1 mặt tiền phải đảm bảo việc có mặt cắt ngang bằng hoặc lớn hơn 2m.

Một điều quan trọng khi tiến hành tách thửa đất thổ dân cần có sự giám sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền lĩnh vực đất đai và cả các bên liên quan. Ngoài ra việc tách thửa cần có các văn bản pháp lý cụ thể để đối chiếu nếu xảy ra các sai sót trong quá trình tách thửa.

Đất giãn dân có được chuyển nhượng không?

Đất giãn dân khi được Nhà nước bàn giao cũng có thêm sổ đỏ – giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện các giao dịch đất đai một cách bình thường và hoàn toàn hợp pháp, tương tự như phần đất thổ cư. Nhưng để chuyển nhượng cũng cần những điều kiện nhất định, cụ thể theo Luật đất đai 2013 thì:

Đất giãn dân là gì? – Đất giãn dân có được chuyển nhượng không?
  • Đảm bảo rằng bạn có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật và được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền.
  • Phần đất thực hiện chuyển nhượng đang không xảy ra tranh chấp.
  • Đất giãn dân còn đang trong thời hạn sử dụng và không bị bất kỳ kê biên nào.

Để có cái nhìn rõ ràng hơn chuyển nhượng đất giãn dân, bạn nên tham khảo các thủ tục chuyển nhượng đất thổ dân chi tiết để không gặp bất kỳ trục trặc nào trong giai đoạn mua bán đất thuộc loại này.

Thời gian sử dụng đất giãn dân theo quy định Nhà nước

Đất giãn dân là gì? – Thời gian sử dụng đất giãn dân theo quy định Nhà nước

Đất giãn dân có thời gian sử dụng lâu dài:

  • Đất ở và các loại rừng như rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và đất nông nghiệp, đông dân cư sử dụng.
  • Đất làm mặt bằng hạ tầng sản xuất kinh doanh, công trình dùng cho lợi ích công cộng như công viên, rừng cây và các đền thờ, miếu mạo.
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
  • Đất có kết nối nhiều di tích lịch sử cũng như danh lam thắng cảnh.
  • Đất dành cho xây cất nghĩa trang, nghĩa địa.

Những loại đất sử dụng có thời hạn, bao gồm:

  • Đất dùng cho việc trồng cây, nuôi trồng thuỷ sản, đãi muối với hạn mức không quá 3 ha, thì thời hạn là 20 năm.
  • Đất dùng cho việc trồng cây lâu năm, trồng rừng với sở hữu hạn mức không quá 10 ha ở đồng bằng và không quá 30 ha ở trung du, khu vực đồi núi thì hạn mức là 50 năm.

Khi mua đất giãn dân cần lưu ý những vấn đề gì?

Trước khi tiến hành bất kỳ giao dịch gì về loại đất này thì bạn nên tìm hiểu đất giãn dân là gì? Cũng như quy định pháp luật về loại đất này để có cái nhìn tổng quát về loại đất cần mua. Sau đó, bạn mới tìm hiểu kỹ càng những thông tin về chủ sở hữu, vị trí miếng đất. Dù để ở hay đầu tư dự án thì đất thuận tiện giao thông sẽ có rất nhiều khả năng phát triển.

Nên chọn các khu đất gần trường học, bệnh viện cũng như khu chợ, ngoài ra bạn cũng cần xác minh xem khu đất giãn dân đó có nằm trong diện bị quy hoạch hay giải tỏa để xây các công trình công cộng không. Có một cách để xem thông tin việc này đó là kiểm gia giấy tờ tại Sở tài nguyên để xác thực khu đất không bị giải tỏa.

Đất giãn dân là gì? – Khi mua đất giãn dân cần lưu ý những vấn đề gì?

Bên cạnh đó, hợp đồng mua bán cần được xem xét kỹ lưỡng, tránh bị gài bẫy đất xấu bởi cá chủ đất hám lợi. Hợp đồng mua bán cần cóp đầy đủ chữ ký xác nhận của các thành viên trong hộ khẩu. Ngoài ra, hợp đồng phải được công chứng đầy đủ, chứng thực rõ ràng bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo tính hợp pháp.

Trên đây là tất cả thông tin về đất giãn dân là gì? Lưu ý cần biết khi mua đất giãn dân và tổng hợp những câu hỏi thường thấy về vấn đề đất giãn dân. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết các bạn đã có kiến thức căn bản về loại đất này và đưa ra những quyết định mua bán đất giãn dân chính xác.

Ngoài những thông tin về đất giãn dân Muaban.net chia sẽ thêm cho bạn một số thị trường nhà đất nếu bạn đang có vốn và muốn đầu tư sinh lời thì nhà đất là quyết định đúng đắn dành cho bạn. Bạn có thể tham khảo một số thị trường như nhà đất An Giang, nhà đất Sa Đéc đây là địa điểm khá sôi nổi tại đồng bằng sông Cửu Long.