Nha Dat Da Nang - Nhà Đất Đà Nẵng - Bất Động Sản Đà Nẵng
Chuyển nhượng bất động sản có thuộc trường hợp được phân bổ thuế giá trị gia tăng hay không? Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trong trường hợp này?
Tôi muốn hỏi là nếu tôi thực hiện chuyển nhượng bất động sản thì có được phân bổ thuế giá trị gia tăng để nộp hay không? Nếu có thì phương pháp, cách thức tính số thuế giá trị gia tăng phải nộp là như thế nào? Và tôi phải thực hiện khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng ra sao?
Các trường hợp được phân bổ thuế giá trị gia tăng?
Theo Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC và điểm b, điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp được phân bổ thuế giá trị gia tăng như sau:
– Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán.
– Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp sau:
+ Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
– Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành.
– Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp khai thuế giá trị gia tăng tại nơi có nhà máy sản xuất điện.
Dựa vào quy định nêu trên thì hoạt động chuyển nhượng bất động sản thuộc vào các trường hợp được phân bổ thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, với trường hợp khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản thì không được phân bổ thuế giá trị gia tăng.
Phương pháp phân bổ thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định phương pháp phân bổ thuế giá trị gia tăng như sau:
“Điều 13. Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng
…
2. Phương pháp phân bổ:
a) Phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán tại từng tỉnh trên tổng doanh thu bán vé thực tế của người nộp thuế.
Doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán được xác định như sau:
Trường hợp phương thức phân phối vé xổ số điện toán thông qua thiết bị đầu cuối: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán phát sinh từ các thiết bị đầu cuối đăng ký bán vé xổ số điện toán trong địa giới hành chính từng tỉnh theo hợp đồng đại lý xổ số đã ký với công ty xổ số điện toán hoặc các cửa hàng, điểm bán vé do người nộp thuế thiết lập trên địa bàn.
Trường hợp phương thức phân phối vé xổ số điện toán thông qua điện thoại và internet: Doanh thu được xác định tại từng tỉnh nơi khách hàng đăng ký tham gia dự thưởng khi mở tài khoản dự thưởng theo quy định của pháp luật về kinh doanh xổ số điện toán.
b) Phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động chuyển nhượng bất động sản bằng (=) doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh nhân (x) với 1%.
c) Phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động xây dựng:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động xây dựng bằng (=) doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xây dựng tại từng tỉnh nhân (x) với 1%.
Doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo hợp đồng đối với các công trình, hạng mục công trình xây dựng. Trường hợp công trình, hạng mục công trình xây dựng liên quan tới nhiều tỉnh mà không xác định được doanh thu của công trình tại từng tỉnh thì sau khi xác định tỷ lệ 1% trên doanh thu của công trình, hạng mục công trình xây dựng, người nộp thuế căn cứ vào tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của công trình tại từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư để xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh.
d) Phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:
d.1) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng nhân (x) với 2% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%) hoặc 1% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%) với điều kiện tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất không được vượt quá số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính. Trường hợp cơ sở sản xuất điều chuyển thành phẩm hoặc bán thành phẩm cho đơn vị khác trong nội bộ để bán ra thì doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất sản phẩm.
d.2) Trường hợp người nộp thuế tính để khai, nộp theo tỷ lệ % quy định tại điểm d.1 khoản này mà tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất lớn hơn tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính thì người nộp thuế phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo công thức sau: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại từng tỉnh trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra của người nộp thuế.
d.3) Doanh thu dùng để xác định tỷ lệ phân bổ theo quy định tại điểm d.1 và d.2 khoản này là doanh thu thực tế phát sinh của kỳ tính thuế. Trường hợp khai bổ sung làm thay đổi doanh thu thực tế phát sinh thì người nộp thuế phải xác định và phân bổ lại số thuế phải nộp của từng kỳ tính thuế có sai sót đã kê khai bổ sung để xác định số thuế giá trị gia tăng chênh lệch chưa phân bổ hoặc phân bổ thừa cho từng địa phương.
đ) Phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại từng tỉnh nơi nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của nhà máy thủy điện nhân (x) với tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của phần nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư của nhà máy thủy điện.”
Như quy định trên, phương pháp phân bổ thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản cụ thể là:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động chuyển nhượng bất động sản bằng = doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh nhân x 1%.
Khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản?
Thực hiện khai thuế và nộp thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC:
– Thực hiện khai thuế giá trị gia tăng: Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng và nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng theo mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC; nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng.
– Thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng: Người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính để xác định số thuế phải nộp cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính. Số thuế giá trị gia tăng đã nộp tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng được bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính.
LƯU Ý:
– Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
– Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc
TƯ VẤN LUẬT TAM NGUYÊN
LIÊN HỆ: 094.6459.111
EMAIL: tuvanluattamnguyen@gmail.com
Kỹ sư tự động hóa là những chuyên gia áp dụng kiến thức kỹ thuật…
Giám đốc OTC (Over-The-Counter) là người đứng đầu bộ phận kinh doanh thuốc không kê…
Kênh Wholesale (Bán buôn) là một kênh phân phối trong đó doanh nghiệp bán hàng…
Kỹ sư Shopdrawing là người chịu trách nhiệm triển khai bản vẽ thi công chi…
Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là một hình thức kinh doanh trong đó một bên…
Trưởng Bộ Phận Caddie là người quản lý toàn bộ hoạt động của đội ngũ…
Brand Activation Leader (Trưởng nhóm Kích hoạt Thương hiệu) là một vị trí quan trọng…
Nhân viên kinh doanh lữ hành là người làm việc trong lĩnh vực du lịch,…
"Senior Frontend Developer (React)" là một vị trí dành cho lập trình viên front-end có…
"Vietnamese Interpreter" có nghĩa là phiên dịch viên tiếng Việt. Công việc của một phiên…
Masterpiecestudio.com là website của Masterpiece Studio, một công ty cung cấp phần mềm tạo hình…
Anyword.com là trang web của Anyword, một công ty công nghệ cung cấp nền tảng…
PARZIN là một thương hiệu kính mắt thời trang đến từ Trung Quốc, được biết…
Học tiếng Trung có thể là một hành trình dài và đầy thử thách, nhưng…
Học tiếng Trung Quốc là một hành trình thú vị nhưng cũng đầy thử thách.…
Việc học tiếng Trung tại nhà hay tại trung tâm đều có những ưu và…
Cần bán nhà nhỏ xinh trung tâm Hải Châu, Đà Nẵng - Giá chỉ 1.8…
Học bổng Chính phủ Trung Quốc (CSC) là một chương trình học bổng do Bộ…
Bộ thủ 16 nét (212-213) STT CÁCH VIẾT TÊN BỘ PHIÊN ÂM Ý NGHĨA 212…
Bộ thủ 14 nét (209-210) STT CÁCH VIẾT TÊN BỘ PHIÊN ÂM Ý NGHĨA 209…
Bộ thủ 13 nét (205-208) STT CÁCH VIẾT TÊN BỘ PHIÊN ÂM Ý NGHĨA 205…
Bộ thủ 12 nét (201-204) STT CÁCH VIẾT TÊN BỘ PHIÊN ÂM Ý NGHĨA 201…
Bộ thủ 11 nét (195-200) STT CÁCH VIẾT TÊN BỘ PHIÊN ÂM Ý NGHĨA…
Bộ thủ 10 nét (187-194) STT CÁCH VIẾT TÊN BỘ PHIÊN ÂM Ý NGHĨA 187…
Bộ thủ 9 nét (176-186) STT CÁCH VIẾT TÊN BỘ PHIÊN ÂM Ý NGHĨA 176…
Bộ thủ 8 nét (167-175) STT CÁCH VIẾT TÊN BỘ PHIÊN ÂM Ý NGHĨA 167…
This website uses cookies.