Nha Dat Da Nang - Nhà Đất Đà Nẵng - Bất Động Sản Đà Nẵng
Bất động sản bị quy hoạch có được thế chấp quyền sử dụng đất và đăng ký biện pháp bảo đảm không? Trường hợp nào cần phải cần đăng ký biện pháp bảo đảm?
Xin giải đáp giúp anh trường hợp sau: Trường hợp bất động sản của anh đang nằm trong diện bị quy hoạch thì anh có được thế chấp quyền sử dụng đất của mình không và việc đăng ký giao dịch bảo đảm có thể thực hiện không?
Đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Hiện nay cụm tử “đăng ký giao dịch bảo đảm” đã được sửa đổi thành “đăng ký biện pháp bảo đảm”, vì ngoài việc đăng ký một số giao địch bảo đảm, thì còn đăng ký thêm cả một biện pháp bảo đảm là bảo lưu quyền sở hữu.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm;
…”
Trường hợp nào cần phải cần đăng ký biện pháp bảo đảm?
Theo Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
“Điều 4. Các trường hợp đăng ký
1. Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển.
2. Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
a) Thế chấp tài sản là động sản khác;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.”
Ngoài ra tại Điều 5 Thông tư 08/2018/TT-BTP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 06/2020/TT-BTP) cũng quy định về các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
“Điều 5. Đăng ký biện pháp bảo đảm
Trường hợp cá nhân, tổ chức có yêu cầu thì Trung tâm Đăng ký thực hiện đăng ký các biện pháp bảo đảm, đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm trong các trường hợp sau đây:
1. Thế chấp động sản, trừ tàu bay, tàu biển bao gồm cả thế chấp động sản hình thành trong tương lai;
2. Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản, trừ tàu bay, tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu.”
Bất động sản bị quy hoạch có được thế chấp quyền sử dụng đất và đăng ký biện pháp bảo đảm không?
Theo Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:
“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Theo đó, việc bất động sản đang nằm trong diện quy hoạch không ảnh hưởng đến quyền thế chấp quyền sử dụng đất cả. Nếu thực hiện được việc thế chấp thì theo quy định pháp luật vừa nêu trên về đăng ký biện pháp bảo đảm thì việc thế chấp quyền sử dụng đất phải thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm.
Việc đăng ký biện pháp bảo đảm bất động sản sẽ có hiệu lực từ lúc nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
“Điều 5. Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.
Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
2. Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới hoặc do bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm và tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo đảm các bên không có thỏa thuận về việc bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bổ sung hoặc nghĩa vụ bổ sung là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký thay đổi vào sổ đăng ký hoặc cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
3. Các trường hợp đăng ký sau đây không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm:
a) Trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành theo quy định của Luật nhà ở, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở;
b) Các trường hợp đăng ký thay đổi quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 18 của Nghị định này.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn là bất động sản nên thời điểm có hiệu lực là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký,
LƯU Ý:
– Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
– Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc
TƯ VẤN LUẬT TAM NGUYÊN
LIÊN HỆ: 094.6459.111
EMAIL: tuvanluattamnguyen@gmail.com
Quạt bàn không cánh Turbo với điều khiển cảm ứng và màn hình kỹ thuật…
Bàn ủi mini, Bàn ủi cầm tay, Máy ủi treo, Bàn kê ủi, Găng tay…
Bình Hoa Thủy Tinh Phong Cách Bắc Âu Trang Nhã Với Đế Gỗ - Hoàn…
Giá để đồ dụng cụ Lenotos Bộ 34 món Dụng cụ Tự làm cho Chế…
1 Bình xịt dầu và Lọ đựng dầu di động 2 trong 1, Bình xịt…
Tủ quần áo đơn giản OUMYJIA màu đen, khung thép và nhựa, khung thép chắc…
Bộ Đồ Ăn Gốm Sứ 12 Món Không Dính với Tay Cầm Có Thể Tháo…
Lô đất 2 mặt kiệt đường Núi Thành, quận Hải Châu Vị trí: K62/5 Núi…
Cần bán dãy 7 kiot bên hông chợ Đống Đa Địa chỉ: 75 Phan Kế…
Giày Bệt Nữ Thoải Mái, Mũi Tròn Đế Mềm Đi Hàng Ngày, Giày Bệt Tối…
Giày búp bê nữ mũi nhọn thời trang - Lót lông cừu ấm áp, Giày…
Giày búp bê nữ mũi vuông họa tiết kẻ sọc đen thời trang - Chất…
Giày Bệt Nữ Trang Trí Nơ, Giày Đi Hằng Ngày Đế Mềm, Giày Mỏng Nhẹ…
Giày bệt đan màu cho nữ, giày nhẹ có mũi nông, đế mềm, thoáng khí,…
Áo khoác phao nữ ngoài trời mùa thu đông, thoải mái và ấm áp, thiết…
Máy điều hòa bỏ túi Reon Pocket là một thiết bị nhỏ gọn, đeo được,…
Nhện Lông - Furry Spider Nguồn: @giaoducthieunhi TỦ SÁCH & THÔNG TIN GIÁO DỤC TRẺ…
Chim Ruồi - Hummingbird Nguồn: @giaoducthieunhi TỦ SÁCH & THÔNG TIN GIÁO DỤC TRẺ EM:…
Giày thể thao nữ kiểu tất đan hoa cúc, thoáng khí và thoải mái, giày…
Áo khoác cardigan mở trước thanh lịch, tay dài cho mùa xuân và mùa thu,…
Đây là một vấn đề quan trọng và tôi rất vui được giúp bạn. Dưới…
Con bọ - Beetle Nguồn: @giaoducthieunhi TỦ SÁCH & THÔNG TIN GIÁO DỤC TRẺ EM:…
Cá Mập - Megalodon Shark Nguồn: @giaoducthieunhi TỦ SÁCH & THÔNG TIN GIÁO DỤC TRẺ…
Mực Nang - Cuttlefish Nguồn: @giaoducthieunhi TỦ SÁCH & THÔNG TIN GIÁO DỤC TRẺ EM:…
Chim Ưng - Peregrine Falcon Nguồn: @giaoducthieunhi TỦ SÁCH & THÔNG TIN GIÁO DỤC TRẺ…
Con Nai - Stag Nguồn: @giaoducthieunhi TỦ SÁCH & THÔNG TIN GIÁO DỤC TRẺ EM:…
Cá Đuối - Ray Nguồn: @giaoducthieunhi TỦ SÁCH & THÔNG TIN GIÁO DỤC TRẺ EM:…
Chim Sẻ - Eurasian Tree Sparrow Nguồn: @giaoducthieunhi TỦ SÁCH & THÔNG TIN GIÁO DỤC…
This website uses cookies.