Thẻ tín dụng đã và đang là xu hướng của xã hội hiện đại. Các tổ chức tài chính ngân hàng đánh giá cao tiềm năng của thị trường này và luôn không ngừng đầu tư nguồn lực để chiếm lĩnh thị trường. Trên khía cạnh người tiêu dùng, mỗi ngày bạn sẽ luôn được tiếp nhận những lời mời mọc mở thẻ từ những đơn vị khác nhau. Không phải lời mời chào hấp dẫn nào cũng đưa bạn đến với tấm thẻ tín dụng phù hợp. Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn cung cấp cho bạn một hướng dẫn ngắn gọn, súc tích giúp bạn tìm ra thẻ tín dụng phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân.
- Xác định loại thẻ tín dụng bạn cần
Không có thẻ tín dụng nào là tốt nhất, phù hợp nhất với tất cả mọi người. Mỗi người có 1 nhu cầu tiêu dùng, mục đích sử dụng khác nhau. Chính vì thể xác định danh mục chi tiêu thẻ và mục đích sử dụng thẻ sẽ giúp bạn tìm ra được loại thẻ tín dụng phù hợp với mình.
Có những loại thẻ tín dụng phổ biến trên thị trường như sau:
- Thẻ tín dụng hoàn tiền (Thẻ cashback): giúp cho người dùng nhận được 1 khoản tiền hoàn đáng kể sau khi giao dịch thanh toán mua sắm thông qua thẻ tín dụng. Có 1 số thẻ có tỉ lệ hoàn tiền cao hơn ở 1 số danh mục mua sắm nhất định (Giáo dục, siêu thị, bảo hiểm…)
- Thẻ tín dụng tích điểm (Thẻ reward): giúp cho người dùng nhận được điểm thưởng sau khi giao dịch qua thẻ. Điểm thưởng có thể quy đổi thành các phần quà, voucher mua hàng,…
- Thẻ tích điểm du lịch/tích điểm dặm bay (Travel Reward): là dòng thẻ tương tự như thẻ tín dụng tích điểm, nhưng có những ưu đãi hấp dẫn dành cho người dùng nhu cầu du lịch di chuyển cao,…
- Thẻ tín dụng đồng thương hiệu: là dòng thẻ được phát hành bởi một ngân hàng/công ty tài chính và đơn vị công tác (ngành tiêu dùng, hành không, dịch vụ,…), người dùng có thể nhận được rất nhiều ưu đãi từ đơn vị đối tác khi sử dụng các loại thẻ này.
Ngoài các loại thẻ tín dụng phổ biến ra thì 1 số thẻ tín dụng có nhiều tính năng nổi trội khác khiến nhiều người dùng lựa chọn như:
- Thẻ tín dụng thường niên thấp hoặc miễn phí thường niên
- Thẻ tín dụng có phí giao dịch ngoại tệ thấp, cho những ai hay giao dịch ngoại tệ
- Thẻ tín dụng có phí rút tiền mặt thấp
- Thẻ tín dụng có lãi suất thấp hoặc miễn lãi…
2. Xem xét các điều kiện để mở thẻ
Để mở được thẻ tín dụng, người dùng cần nộp hồ sơ và cần được sự phê duyệt của ngân hàng. Do đó, bạn cần xem xét xem mình có phù hợp với điều kiện mở thẻ của ngân hàng không để tránh lãng phí công sức và thời gian để chuẩn bị hồ sơ mở thẻ.
Mỗi loại thẻ, ngân hàng phát hành sẽ có điều kiện mở thẻ khác nhau. Về cơ bản, Có một số điều kiện phổ biến mà mà các ngân hàng thường dùng để đánh giá hồ sơ mở thẻ:
- Độ tuổi của người dùng: Tuỳ vào các ngân hàng sẽ quy định độ tuổi tối thiểu và tối đa của người dùng
- Thu nhập: Mức thu nhập tối thiểu của người dùng, và thường người dùng sẽ phải cung cấp chứng minh về thu nhập thông qua hợp đồng lao động và sao kê lương trong 3 tháng. Tuy nhiêu, có nhiều loại thẻ không yêu cầu người dùng chứng minh thu nhập
- Khu vực sinh sống: Một số ngân hàng chỉ mở thẻ cho người dùng ở các thành phố lớn.
- Lịch sử tín dụng: Hầu hết các ngân hàng sẽ kiểm tra lịch sử tín dụng của người dùng trước khi đồng ý mở thẻ qua cổng thông tin tín dụng CIC.
3. Cân nhắc về các loại phí và lãi suất
Ngoài các lợi ích, ưu đãi khi mở thẻ, bạn cũng cần tìm hiều và so sánh các loại phí có thể phát sinh khi sử dụng thẻ tín dụng. Mỗi loại thẻ, ngân hàng sẽ có một biểu phí khác nhau. Dưới đây là một số loại phí và lãi suất chính:
- Phí thường niên: là loại phí phát sinh hàng năm khi sử dụng thẻ tín dụng. Thông thường thẻ tín dụng sẽ được miễn phí thường niên năm đầu và thu phí vào các năm tiếp theo
- Lãi suất thẻ tín dụng là khoản chi tiêu mà người dùng chưa thanh toán cho ngân hàng sau thời gian miễn lãi, thông thường lãi suất thẻ tín dụng tương đối cao
- Phí giao dịch ngoại tệ: phí phát sinh khi sử dụng thẻ tín dụng để giao dịch ngoại tệ hoặc tại các quốc gia khác
- Phí rút tiền mặt: là khoản phí người dùng phải chi trả khi rút tiền thẻ tín dụng tại các máy ATM/POS
Ngoài các phí trên, bạn có thể phải chi trả các khoản phí như phí chậm trả, phí chuyển đổi trả góp, phí đóng thẻ. Hãy chắc chắn rằng bạn nắm rõ tất cả các khoản phí này trước khi mở thẻ.
Như vậy chỉ với 3 bước, bạn đã có thể định vị được chiếc thẻ tín dụng bạn cần có trong ví nhất. Bạn cũng có thể lên Finzone để tìm kiếm thẻ, rút ngắn thời gian nghiên cứu và có thể mở thẻ online trực tiếp từ Finzone. Chúc các bạn tìm kiếm thẻ thành công.